Sau khi đã lắng dịu vài tuần trước đó, chủ đề về bóng ma hạt nhân lại được hai tờ Washington Post và New York Times tiếp tục thổi bùng lên, đặc biệt khi các đợt phản công của Ukraine trên chiến trường lúc này đều bị Nga đẩy lùi và chịu tổn thất.  

Vào tháng trước, chính quyền Biden đã cáo buộc Nga có khả năng tiến hành một vụ tấn công Ukraine bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật, theo New York Times.

Tất cả bắt nguồn từ bài phát biểu của Tổng thống Putin vào ngày 21/9, khi ông tuyên bố:  

“Họ thậm chí đã dùng đến vụ tống tiền hạt nhân. Tôi không chỉ đề cập đến vụ pháo kích do phương Tây khuyến khích vào Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye, có nguy cơ gây ra thảm họa hạt nhân, mà còn đề cập đến những tuyên bố của một số đại diện cấp cao của các quốc gia hàng đầu NATO về khả năng chấp nhận việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt – vũ khí hạt nhân chiến thuật  – chống lại Nga. 

Tôi muốn nhắc nhở những người đưa ra tuyên bố như vậy về nước Nga, rằng đất nước chúng tôi cũng có nhiều loại vũ khí khác nhau, và một số loại còn hiện đại hơn vũ khí mà các nước NATO có. Trong trường hợp có mối đe dọa đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng ta và để bảo vệ nước Nga và nhân dân của chúng ta, chúng ta chắc chắn sẽ sử dụng tất cả các hệ thống vũ khí có sẵn của chúng ta. Đây không phải là một trò lừa bịp,” theo en.kremlin.ru.

Lưu ý rằng tổng thống Putin không đề cập đến vũ khí hạt nhân của Nga. Thay vào đó, ông nói rằng Nga có những vũ khí mới ‘khác biệt’, ‘hiện đại hơn’ so với những vũ khí của ‘phương Tây’. 

Sau bài phát biểu của Tổng thống Putin, Nhà Trắng đã đưa ra một số ồn ào kích động chiến tranh bằng cách làm méo mó bài phát biểu của nhà lãnh đạo Nga, theo theguardian.

Yars RS-24, một trong những hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể mang theo đầu đạn hạt nhân của Nga (ảnh chụp màn hình AFP).

Việc các phương tiện truyền thông dòng chính phương Tây đột ngột tham gia dồn dập cùng với Nhà Trắng, cho thấy rằng đây chỉ là một phần của chiến dịch tuyên truyền được định hướng tốt. Các chuyên gia Nga suy đoán rằng, mục đích của chiến dịch này là để chuẩn bị cho một sự cố cờ giả nào đó ở Ukraine, nhằm cứu vãn tình thế thất bại của chính quyền Kyiv.

Hai tuần sau, cơ quan mật vụ Nga có bằng chứng về việc Ukraine đang chuẩn bị một ‘quả bom bẩn’, có thể phát tán chất phóng xạ với sự hỗ trợ của chất nổ hóa học. Những quả bom như vậy không phải là một mối đe dọa về mặt quân sự, nhưng lại có giá trị gây ra nỗi hoảng sợ trong dân chúng. Và Ukraine cùng đồng minh NATO chắc chắn sẽ đổ lỗi cho Nga.

Điện Kremlin đã đi trước một bước táo bạo,khi cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov đã gọi điện cấp tập cho các đồng cấp của họ ở Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Pháp. Trong đó chỉ riêng Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu đã gọi cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thậm chí hai lần.

Lưu ý là những cuộc gọi điện ở cấp cao như vậy, chỉ được thực hiện cho những công việc mang tính hệ trọng và cho thấy mối đe dọa “bom bẩn” từ Ukraine là có thật.

Các cuộc gọi này của Nga dường như đã đạt được hiệu quả mong muốn. Trong vài ngày sau, cuộc bàn tán về ‘bom bẩn’ đã lắng xuống và mất hút trên các bản tin của phương Tây. 

Tuy nhiên bây giờ chủ đề hạt nhân lại tiếp tục hồi sinh, đặc biệt khi các đợt phản công của Ukraine trên chiến trường lúc này đều bị Nga đẩy lùi và chịu tổn thất.

Ngày 2/11, cả hai tờ  Washington Post và New York Times đã thổi bùng trở lại nỗi lo sợ về mối đe dọa hạt nhân từ Nga. Các câu chuyện trên đều có điểm chung là dựa trên nguồn tin do “các quan chức Mỹ tiết lộ”. Điều này có nghĩa là chính quyền Biden là bên cung cấp và gieo mầm cho những tin tức này lan tỏa trên các kênh truyền thông dòng chính. 

Trong đó tờ New York Times có đoạn như sau: 

“Các nhà lãnh đạo cấp cao của quân đội Nga gần đây đã có các cuộc trò chuyện để thảo luận về thời điểm và cách thức Moscow có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine… , vốn được tổ chức trong bối cảnh Nga đang tăng cường hùng biện về hạt nhân và thất bại trên chiến trường.”

Tuy nhiên thực tế là Nga không hề có những tuyên bố về vũ khí hạt nhân mà chỉ thường đề cập đến mỗi khi truyền thông phương Tây tung tin cáo buộc họ. Ngược lại chính quyền Biden là bên luôn thổi bùng các cáo buộc hạt nhân nhằm vào Nga. 

Thêm nữa, lực lượng Nga  không thất bại chiến trường như truyền thông phương Tây đưa tin. Thực tế, kể từ khi Ukraine phản công ở khu vực Kharkov do người Nga bỏ trống và cố tình rút lui, mọi cuộc phản công của Ukraine đều đã bị dừng lại vào cuối tháng 9. Đồng thời, tất cả các nỗ lực của Ukraine nhằm đột phá tiền tuyến trong những tuần qua đều bị Nga đánh bại và phải chịu các tổn thất về binh sĩ quá lớn. 

Thực tế, Nga đang củng cố tiền tuyến khi được bổ sung nhiều binh sĩ trong số 300.000 quân dự bị được huy động. Thêm nữa, Nga đang có lợi thế khi làm tê liệt cơ sở hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc của Ukraine bằng cách tấn công phá hủy các trạm biến áp điện 330 kilovolt của nước này. 

Các trạm biến áp bị phá hủy là những thiết bị từ thời Liên Xô mà Mỹ và châu Âu không có phương tiện để thay thế, và Ukraine không có cách nào để sửa chữa kịp thời. Các cuộc tấn công của Nga đã sử dụng cả tên lửa hành trình có độ chính xác cao và UAV. Điều đáng nói là, thiệt hại tài chính của các cuộc tấn công này đối với Ukraine cao hơn nhiều so với chi phí mà Nga phải trả.

Những lợi thế đạt được trên chiến trường chứng minh rằng không có lý do gì để Nga tính đến việc sử dụng bất cứ thứ gì liên quan đến vũ khí hạt nhân. Điều này cũng mâu thuẫn với học thuyết hạt nhân của Nga khi vũ khí nguy hiểm này chỉ được sử dụng khi mà an ninh quốc gia bị đe dọa. 

Tại sao chính quyền Biden lại thổi bùng chủ đề hạt nhân vào thời điểm này?

Câu hỏi đặt ra lúc này cũng giống như câu hỏi hồi tháng 10. Đó là tại sao chính quyền Biden lại thổi bùng chủ đề hạt nhân vào thời điểm này? Tại sao lại gieo rắc những câu chuyện về ‘các mối đe dọa từ Nga’ mà thực tế cho thấy nó không tồn tại?

Tại Diễn đàn Câu lạc bộ Valdai hồi cuối tháng 10 vừa qua, Tổng thống Putin đã ít nhiều giải đáp câu hỏi này như sau: 

“Hãy nhìn xem, chừng nào vũ khí hạt nhân còn tồn tại, thì sẽ luôn có nguy cơ chúng có thể được sử dụng. Đây là điều đầu tiên.

Thứ hai, mục tiêu của sự ồn ào này xung quanh các mối đe dọa như vậy và khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân là rất sơ sài, và có lẽ sẽ không nhầm khi để tôi giải thích điều này là gì.

Tôi nói rằng mục đích và nỗ lực của họ (phương Tây) là nhằm gây áp lực lên tất cả các nhà ngoại giao thế giới, kể cả các nước trung lập hoặc thân thiện với chúng ta, nhưng đều không đạt được kết quả gì. Họ đang tìm kiếm những lý lẽ bổ sung để thuyết phục bạn bè của chúng ta hoặc các quốc gia trung lập rằng, tất cả họ đều cần phải đối đầu với Nga một cách tập thể.

Các vụ khiêu khích hạt nhân và tuyên truyền khả năng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân về mặt lý thuyết đang được sử dụng để đạt được những mục tiêu này: Đó là gây ảnh hưởng đến bạn bè, đồng minh của chúng ta và các quốc gia trung lập bằng cách nói với họ, hãy nhìn xem bạn ủng hộ ai: Nga là một đất nước đáng sợ, đừng ủng hộ nước này, đừng hợp tác với họ, đừng buôn bán với họ. Trên thực tế, đây là một mục tiêu chính”. 

Câu trả lời trên của Tổng thống Putin đã giải thích lý do vì sao chính quyền Biden và NATO làm vậy. 

Ngoài ra, nó chỉ càng cho thấy, chính quyền Biden đã không còn công cụ thực sự nào hữu hiệu để đáp trả Nga, cũng như không có khả năng gây ảnh hưởng ngăn cản, kìm hãm Nga tiến hành các kế hoạch tiếp theo ở Ukraine. Một trong số đó chính là vụ sáp nhập 4 khu vực vào Nga, và tiến tới khả năng sẽ giành quyền kiểm soát thành phố cảng Odessa.

Dự kiến trong một hoặc hai tháng tới, quân đội Nga với lực lượng dự bị bổ sung hùng hậu, sẽ nhiều khả năng đẩy lực lượng Ukraine và lính đánh thuê nước ngoài ra khỏi Donetsk và các khu vực khác ở vùng Donbass. 

Đây chính là điều mà chính quyền Biden lo ngại nhất khi đã sử dụng tất cả các nguồn lực như lực lượng tình báo, cố vấn cấp cao, lính đánh thuê nước ngoài và nguồn vũ khí dồi dào cho Ukraine mà không thể đảo ngược tình thế.

Có thể bạn quan tâm: