Trong các phát biểu hôm 21/9, Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết việc Bắc Kinh ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine, phản đối sự mở rộng của NATO, và những tuyên bố về lãnh thổ của họ đã khiến NATO gọi Trung Quốc là một ‘thách thức”.

Theo Reuters , để đối phó với sự thù địch ngày càng tăng của Washington, Moscow và Bắc Kinh đã củng cố mối quan hệ của họ trong hơn một thập kỷ. Trước cuộc xung đột Ukraine, Trung Quốc và Nga đã tiến hành nhiều đợt tập trận. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao đổi với nhau nhiều lần kể từ khi chiến sự bắt đầu. Cả hai cùng tái khẳng định mối quan hệ ngày càng phát triển của hai cường quốc châu Á-Âu. 

Trong khi Bắc Kinh không ủng hộ công khai cuộc chiến của Moscow, nhưng lại từ chối một số yêu cầu lên án cuộc tấn công của Nga. 

Bắc Kinh đã tăng cường mạnh mẽ quan hệ kinh tế với Moscow khi Nga ngày càng trở nên cô lập hơn với các thị trường phương Tây. 

Sau cuộc tấn công của Moscow vào Ukraine, Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lớn đối với Nga, và nhiều quốc gia thành viên NATO đã đồng ý giảm quy mô mua năng lượng của Nga. Mục đích là nhằm bóp chết nền kinh tế Nga và vô hiệu hóa cỗ máy chiến tranh của Điện Kremlin. 

Tuy nhiên, cuộc chiến kinh tế của phương Tây nhằm vào Nga đã khiến giá năng lượng tăng đột biến, cho phép Moscow thay thế thị trường châu Âu đang bị thu hẹp bằng các khách hàng châu Á. 

Trong khi dầu của Nga đang bán thấp hơn giá thị trường, việc Moscow tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đẩy đồng rúp lên mức cao nhất trong 7 năm vào mùa hè này. 

Ông Stoltenberg cho biết: “Tóm lại, điều này chỉ làm tăng tầm quan trọng của các đồng minh NATO sát cánh cùng nhau, và nhận ra rằng Trung Quốc là một phần của những thách thức an ninh mà chúng ta cần phải đối mặt hiện nay và trong tương lai” . 

Trong khi đó, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã theo sau Bắc Kinh trong việc nhập khẩu nhiều hàng hóa của Nga hơn. 

Ông Stoltenberg cũng đã đặt vấn đề với Bắc Kinh về việc phản đối sự mở rộng của NATO. Khi Liên Xô sụp đổ năm 1990, liên minh Bắc Đại Tây Dương chỉ có 16 thành viên. Trong 30 năm kể từ đó, NATO đã có thêm 14 thành viên, sắp tới sẽ là 16 thành viên mới. Nhiều thành viên mới bổ sung vào liên minh là các quốc gia thuộc Khối Hiệp ước Warsaw hoặc Liên Xô trước đây. 

Moscow từ lâu đã phản đối sự mở rộng của NATO. Năm 2008, Đại sứ Mỹ tại Nga cho biết việc mở rộng liên minh sang Ukraine và Gruzia  đã vi phạm tất cả các lằn ranh đỏ của Nga. NATO hiện cũng đã mở rộng phạm vi ra toàn cầu. 

Tuần này, Mỹ và Canada đã tiến hành các chuyến quá cảnh chung qua eo biển Đài Loan. Năm ngoái, các tàu chiến của Anh, Pháp và Đức cũng có hải trình trên Biển Đông.

Năm nay, NATO đã nhắm mục tiêu vào Trung Quốc trong tài liệu Khái niệm Chiến lược mới của mình. 

Thủ tướng Anh Liz Truss đã công khai kêu gọi một “NATO toàn cầu” để bảo vệ Đài Loan và đối đầu với Trung Quốc ở Châu Á – Thái Bình Dương. 

Theo bà Truss, Bắc Kinh sẽ được xếp vào danh sách “mối đe dọa” đối với “an ninh quốc gia lần đầu tiên… của Anh vì cách tiếp cận cứng rắn hơn với Bắc Kinh,”  tờ Times  đưa tin vào tháng trước. 

Xem thêm: Sau tuyên bố của TT Putin: Ông Tập yêu cầu quân đội TQ chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh sắp tới