Quá trình hòa giải giữa hai quốc gia thù địch Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đang diễn ra dưới sự trung gian của Nga được coi là một câu chuyện về sự phản bội và báo thù. 

Bức màn về cuộc xung đột tàn khốc kéo dài 11 năm ở Syria, do cựu Tổng thống Barack Obama khởi xướng gần hai thập kỷ trước giờ đây chuẩn bị hạ màn. Chính quyền Biden đã phải chịu thêm một thất bại lớn nữa về địa chính trị ở Tây Á khi năm 2022 sắp kết thúc. 

Quá trình hòa giải giữa hai quốc gia thù địch Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đang diễn ra dưới sự trung gian của Nga được coi là một câu chuyện về sự phản bội và báo thù. 

Vào năm 2011, chính quyền Tổng thống Erdogan đã chịu áp lực rất lớn từ Chính quyền Obama để dẫn đầu kế hoạch thay đổi chế độ ở Syria. Trong khi ấy Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đã đầu tư rất nhiều vào việc cải thiện quan hệ với Syria trong khuôn khổ của cái gọi là Thỏa thuận Adana năm 1998 sau cuộc đối đầu lớn của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với quân đội Syria do nước này chứa chấp thủ lĩnh đảng PKK của [người Kurd]. 

Thậm chí mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria từng có giai đoạn ấm nồng khi cả hai gia đình Tổng thống Erdogan và Tổng thống Bashar al-Assad từng đi nghỉ cùng nhau. 

Lo ngại trước mối quan hệ đó, tổng thống Obama đã phải cử giám đốc CIA khi đó là David Petraeus đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ hai lần vào năm 2012 để thuyết phục Tổng thống Erdogan tham gia kế hoạch lật đổ chính quyền Assad. 

Nhưng đến năm 2014, Tổng thống Erdogan công khai mối quan hệ của ông với Tổng thống Obama đã giảm sút, khi tuyên bố rằng ông thất vọng vì không đạt được kết quả trực tiếp trong cuộc xung đột Syria. Vào thời điểm đó, hơn 170.000 người đã chết và 2,9 triệu người Syria đã chạy sang các nước láng giềng, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, và cuộc chiến đã buộc 6,5 triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa của họ ở Syria. 

Nói một cách đơn giản, Tổng thống Erdogan cảm thấy cay đắng khi bị bỏ lại giải quyết một mớ ngổn ngang tại Syria trong khi chính quyền Obama phủi tay rời đi. Tệ hơn nữa, Lầu Năm Góc bắt đầu liên kết hỗ trợ với nhóm người Kurd ở Syria trong khi Thổ Nhĩ Kỳ lại liệt nhóm người này là khủng bố vì đe dọa tới an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ. 

Kể từ đó, Tổng thống Erdogan đã phản đối vô vọng đồng minh Mỹ đã liên kết với một nhóm người Kurd gây nguy hiểm cho Thổ Nhĩ Kỳ. 

Trong bối cảnh như vậy, hai cuộc họp tại Moscow vào hôm 28/12 giữa các bộ trưởng quốc phòng và giám đốc tình báo của Thổ Nhĩ Kỳ và Syria với sự có mặt của những người đồng cấp Nga đã diễn ra.

Quá trình hòa giải giữa Tổng thống Erdogan với Tổng thống Assad về cơ bản là sự trả thù ngọt ngào của ông đối với sự phản bội của chính quyền Obama. Trớ trêu là, Thổ Nhĩ Kỳ – một đồng minh quan trọng của Mỹ và NATO lại tìm kiếm sự giúp đỡ từ Nga, quốc gia đang trong tầm ngắm của chính quyền Biden để liên lạc với Tổng thống Assad, người bị coi là nhân vật bị hạ bệ trong mắt chính quyền tổng thống Dân chủ. 

Tổng thống Putin đã tư vấn cho Tổng thống Erdogan trong những tháng gần đây rằng, các mối lo ngại về an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được giải quyết tốt nhất khi phối hợp với Syria và Thỏa thuận Adana có thể cung cấp một khuôn khổ hợp tác. 

Thông báo của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết cuộc gặp ở Moscow diễn ra hôm 28/12 trong “bầu không khí mang tính xây dựng” và họ đã nhất trí tiếp tục hình thức gặp gỡ ba bên “nhằm đảm bảo và duy trì sự ổn định ở Syria cũng như toàn khu vực”. 

Việc bình thường hóa giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria chắc chắn sẽ tác động đến an ninh khu vực và đặc biệt là cuộc chiến Syria. Một chiến dịch tấn công trên bộ của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Syria có thể không cần thiết nếu cả hai bên khôi phục Thỏa thuận Adana. Trên thực tế, cả Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Syria đang hợp tác thực hiện các nhiệm vụ chung trên mặt đất ở Syria.

Tất nhiên, chính quyền Biden tỏ ra bực tức trước động thái bình thường hóa với Syria của đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ với sự giúp đỡ của Nga. Đơn giản Mỹ khó có khả năng từ bỏ sự hiện diện quân sự của mình ở Syria hoặc liên minh với nhóm lực lượng dân quân YPG người Kurd ở Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ cho là một chi nhánh của đảng Công nhân Kurd (PKK) 

Các cuộc họp tuần trước tại Moscow cho thấy vị thế của Nga ở khu vực Tây Á vẫn còn nguyên vẹn và Moscow sẽ tiếp tục củng cố sự hiện diện lâu dài của mình ở Đông Địa Trung Hải. 

Ngoài ra, sự trở lại của Benjamin Netanyahu với tư cách là tân thủ tướng Israel có nghĩa là mối quan hệ Nga-Israel đang hướng tới thiết lập lại. Và đây là điều mà chính quyền Biden rất lo ngại.

Có thể bạn quan tâm: