Nga triệt tiêu ‘bom bẩn’ của Ukraine từ trong trứng nước
Nga đã nắm giữ toàn bộ chứng cứ cho thấy Ukraine đang chế tạo bom bẩn và có kế hoạch tấn công khủng bố, đồng thời công khai chỉ thẳng việc tình báo Anh liên quan đến việc hỗ trợ Ukraine trong việc này.
Có một sự bất bình đang lan tỏa ở châu Âu khi lục địa này bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, và các công ty dầu mỏ của Mỹ đang “trục lợi chiến tranh”.
Tổng thống Pháp Macron nhiều khả năng được cho là sẽ kêu gọi Mỹ hòa đàm với Điện Kremlin trong chuyến thăm Mỹ vào tháng 12 này, nhằm làm giảm cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu.
Hồi tháng 9, ông Macron cũng từng kêu gọi đối thoại với Nga để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, và được cho là đã lặp lại những gì mà Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã yêu cầu từ hồi tháng 7, đó là Mỹ nên nói chuyện với Nga và Ukraine không có cửa thắng trong cuộc xung đột với Nga như tờ rferl từng đưa tin.
Ẩn bên dưới những thông tin lạc quan giả dối của truyền thông dòng chính phương Tây, là sự thật về một Ukraine tuyệt vọng với một nền kinh tế trống rỗng, và mạng lưới điện không còn hoạt động được nữa.
Chính quyền Joe Biden cũng không thể mong đợi các đồng minh châu Âu hỗ trợ vực dậy nền kinh tế Ukraine, khi chính EU và Mỹ cũng đang phải vật lộn với lạm phát do khủng hoảng năng lượng gây ra.
Trong khi đó, một lực lượng quân sự khổng lồ của Nga đang bắt đầu hoạt động, cho thấy kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công lớn trong vài tuần tới nhằm mục đích chấm dứt chiến tranh tại Ukraine theo các điều kiện của Điện Kremlin.
Cần chú ý là, sau cuộc điện đàm hôm 23/10 của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu về khả năng Ukraine sử dụng “bom bẩn” trong chiến tranh, Bộ Ngoại giao Mỹ thay mặt các ngoại trưởng Pháp, Mỹ và Vương quốc Anh đã nhanh chóng đưa ra một tuyên bố chung, bác bỏ “những cáo buộc sai trái của Nga” và gọi đó là “cái cớ để Nga leo thang”.
Tuy nhiên, việc Nga đi trước một bước, cáo buộc chương trình chế tạo bom bẩn của Ukraine và yêu cầu Cơ quan Năng lượng nguyên tử IAEA vào cuộc để điều tra, đã khiến Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có cuộc gặp với Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi hôm 25/10.
Điều kỳ lạ đã xảy ra trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ
Cùng ngày hôm đó, ngoại trưởng Mỹ Blinken đã nói chuyện với Tổng thư ký NATO Stoltenberg, và ngạc nhiên là cả hai tiếp tục kêu gọi phương Tây hỗ trợ cho Ukraine
Tuy nhiên, điều kỳ lạ ở chỗ, Bộ Ngoại giao Mỹ trong ngày hôm đó cũng đã lặng lẽ xóa tuyên bố chung Mỹ-Anh-Pháp ra khỏi trang web của mình.
Nguyên nhân là vì sao? Đó là sau khi Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tiết lộ trong ngày hôm đó rằng, “Thông tin chi tiết cho thấy các tổ chức có thể được ủy quyền cho mục đích này (chế tạo bom bẩn) đã được chuyển đạt thông qua Bộ trưởng Quốc phòng [Sergey Shoigu] trong các cuộc tiếp xúc với những người đồng cấp của mình ở Mỹ, Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ”.
Ông Lavrov nói thêm: “Một số đối tác của chúng tôi đã thực sự đề nghị một cuộc thảo luận về thông tin mà chúng tôi có ở cấp độ quân sự chuyên nghiệp. Đây là một kiểu tiếp cận mà chúng tôi đã ủng hộ”.
Vậy thông tin mà Nga “có ở cấp độ quân sự chuyên nghiệp” như lời Ngoại trưởng Lavrov đề cập đến là gì?
Đó chính là việc Nga đã nắm giữ toàn bộ chứng cứ cho thấy Ukraine đang chế tạo bom bẩn và có kế hoạch tấn công khủng bố.
Phải chăng chính quyền Kiev đang có Kế hoạch B để leo thang chiến tranh vào thời điểm tuyệt vọng, nhằm lôi kéo Mỹ và NATO vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga? Tất nhiên chỉ có Ukraine mới có thể trả lời câu hỏi này.
Nga dọn đường cho một cuộc tấn công lớn
Không có gì bí mật khi cơ quan tình báo MI6 của Anh và CIA của Mỹ đang điều hành công việc ở thủ đô Kyiv và chỉ huy trên mặt trận tiền tuyến.
Nga đã công khai chỉ thẳng việc tình báo Anh liên quan đến việc hỗ trợ Ukraine chế tạo bom bẩn. Việc London thay đổi thủ tướng liên tiếp trong vài tuần qua có khả năng miễn trừ trách nhiệm giải trình cho MI6.
Cựu Thủ tướng Boris Johnson được cho là người hỗ trợ đắc lực nhất cho Tổng thống Zelensky tưởng chừng sẽ quay trở lại chính trường Anh một lần nữa sau sự từ chức ê chề của nữ Thủ tướng Liz Truss.
Tuy nhiên, vì một lý do khó hiểu nào đó, Boris Johnson đã kín đáo rút lui khỏi chính trường và nhường sân chơi cho đối thủ của ông là Rishi Sunak lên làm Thủ tướng.
Chính quyền Tổng thống Zelensky đã bị tước đi chiêu bài cuối cùng của mình, khi Nga bóp chết “quả bom bẩn thỉu” từ trong trứng nước, dọn đường cho một cuộc tấn công lớn của Nga nhằm kết thúc xung đột tại Ukraine.
Liệu cuộc tấn công theo kế hoạch của Nga có được tiến hành hay không sẽ phụ thuộc vào bất kỳ cuộc gặp nào giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali vào ngày 15-16/11.
Câu hỏi lớn đặt ra là: Liệu chính quyền Joe Biden có muốn kết thúc cuộc xung đột hay không, khi sức ép hiện đang ngày càng gia tăng lên Nhà Trắng, với việc Đảng Cộng hòa được cho là sẽ có cơ hội nắm quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ, cũng như lá thư “bom tấn” của 30 nhà lập pháp gửi cho Biden.
Điều đáng nói là, đây lại là những người cánh tả cấp tiến cùng Đảng Dân chủ và cùng quan điểm với chính quyền Joe Biden.
Có thể bạn quan tâm: