Cuộc điều tra của Nga về vụ nổ tại cầu Kerch hay còn gọi là cầu Crimea xác định được vật liệu được sử dụng để chế tạo bom, đã được buôn lậu từ Ukraine đến Ruse – một tỉnh ở phía bắc Bulgaria thông qua một chuyến tàu vận chuyển ngũ cốc cập cảng Odessa. 

Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc nhân đạo bị thao túng?

Các nguồn tin từ Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) xác nhận các bằng chứng hỗ trợ cho vụ tấn công cầu Crimea có sự tham gia của Ukraine, Romania, Bulgaria, Georgia và Armenia, theo vz.ru.

 FSB đã phát hiện ra kẻ tổ chức và thủ phạm vụ tấn công khủng bố ở cầu Crimea, quy trách nhiệm thuộc về người đứng đầu Cơ quan tình báo quân sự Ukraine là Kirill Budanov. 

FSB cũng đã tìm ra lộ trình di chuyển của thiết bị nổ đã phát nổ trên cầu Crimea hôm 8/10 như sau: 

Vào đầu tháng 8, hàng hóa nguy hiểm là thuốc nổ với tổng trọng lượng hơn 22 tấn, được ngụy trang dưới dạng các cuộn màng nhựa xây dựng, đã được vận chuyển từ cảng biển Odessa dọc theo Biển Đen, theo sông Danube để đến cảng sông Ruse của Bulgaria. 

Điều này có nghĩa là Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc nhân đạo do Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, cùng sự phối hợp trung gian của Liên hợp quốc, đã bị Ukraine và các đồng minh NATO thao túng, nhằm che giấu các lô hàng vũ khí cho các hoạt động quân sự chống lại Nga.

Andrey Klimov, Phó Trưởng ban về các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga nhấn mạnh: “Chúng tôi thấy” thỏa thuận ngũ cốc “đã bị vi phạm nghiêm trọng. Việc một hàng hóa quân sự trực tiếp chống lại Liên bang Nga rời khỏi Odessa là một sự vi phạm rõ ràng đối với thỏa thuận”. 

Vụ tấn công nhằm vào Cầu Crimea cũng hé lộ một lỗ hổng nghiêm trọng đối với an ninh của Nga trong ‘thỏa thuận ngũ cốc’, với việc các tàu chở ngũ cốc chỉ được kiểm tra ở eo biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Con tàu chở thuốc nổ rời cảng Odessa đã có thể vào sông Danube một cách an toàn. Việc vi phạm ‘thỏa thuận ngũ cốc’ này sẽ không được giải quyết triệt để một khi Nga không còn còn giữ quyền kiểm soát đảo Zmiinyi (hay còn gọi là Đảo Rắn) tại Biển Đen.

Trước đó, ngày 22/7 tại thủ đô Istanbul, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ đã ký bản ghi nhớ hợp tác cung cấp các sản phẩm nông nghiệp của Nga và Ukraine cho thế giới, theo Reuters.

Ukraine đã ký một phần của thỏa thuận ngũ cốc với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ trong thời hạn 120 ngày, cho đến tháng 11, với khả năng được gia hạn sau đó.

Theo các điều khoản của thỏa thuận, một Trung tâm Điều phối chung (JCC) với sự tham gia của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine đã được thiết lập tại thủ đô Istanbul để giám sát việc xuất cảnh của các con tàu đến từ Ukraine. 

Điều lưu ý là JCC được giao nhiệm vụ kiểm tra tàu để loại trừ việc vận chuyển hàng hóa quân sự. Nhưng tinh vi ở chỗ, việc kiểm tra chỉ được thực hiện ở lối vào và lối ra từ Biển Đen, tức là chỉ kiểm tra tại các bến cảng trong khu vực eo biển Bosporus và eo biển Dardanelles của Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính vì điều này con tàu chở chất nổ đã tinh vi lách luật.

Theo ghi nhận của tờ VZGLYAD, con tàu chở chất nổ đã rời cảng Odessa tới cảng Ruse của Bulgari, di chuyển theo hướng dọc bờ biển, sau đó đi vào sông Danube, nơi nó đi qua lãnh thổ Romania để đến cảng Bulgaria. 

Theo Hiệp định Istanbul, “tất cả các hoạt động trong lãnh hải Ukraine được thực hiện dưới quyền và trách nhiệm của Ukraine”. 

Do không được kiểm soát từ cảng Odessa của Ukraine, chất nổ đã được chuyển đến Bulgaria, và từ đó đến Georgia bằng đường biển sau khi quá cảnh đến Armenia. Hàng hóa nguy hiểm này đã được niêm phong và không bị hải quan Bungari hoặc Gruzia kiểm tra. 

Trong khi ấy, phía Ukraine hỗ trợ điều hướng tích cực dọc theo sông Danube. Nga cũng không có cơ hội kiểm soát sự di chuyển của các tàu dọc Biển Đen từ Odessa đến cửa sông Danube.

Vấn đề chính là con tàu đi từ Odessa đến cảng sông Ruse đã không bị các quan sát viên Thổ Nhĩ Kỳ kiểm tra như một phần của “thỏa thuận ngũ cốc”.

Chuyên gia quân sự Nga Vasily Dandykin cho biết: “Những tuyến đường huyết mạch đi dọc bờ biển như vậy, chúng tôi không thể kiểm tra được. Đặc biệt nếu con tàu treo cờ của Bulgaria. Hai quốc gia láng giềng của NATO là Romania và Bulgaria đã sử dụng điều này”.

Vai trò quan trọng của Đảo Zmiinyi

Vào tháng 6, Nga đã rút quân quân đồn trú khỏi Đảo Zmiinyi – nơi chiếm một vị trí chiến lược quan trọng, cách cửa sông Danube khoảng 35 km về phía đông như một cử chỉ thiện chí.

Đảo Zmiinyi nằm cách Odessa khoảng 120 km đến Zmeinoye, và một tuyến đường khác đến Varna của Bulgaria. 

Đề cập đến việc rút quân đội ra khỏi hòn Rắn, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng, “Điều này đã chứng minh cho cộng đồng thế giới thấy rằng Liên bang Nga không can thiệp vào các nỗ lực của LHQ trong việc tổ chức một hành lang nhân đạo cho việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ lãnh thổ Ukraine”, theo RIA Novosti. 

Sau khi Nga rút khỏi Đảo Zmiinyi, Ukraine đã tiếp quản và tiếp tục điều hướng trên sông Danube. 

Việc Ukraine giành lại quyền kiểm soát Đảo Zmiinyi không chỉ giúp nước này thiết lập một khu vực an toàn trên không và trên biển gần Odessa, mà còn có thể được NATO sử dụng để vận chuyển các thiết bị quân sự bằng đường biển. 

Mặc dù Đảo Zmiinyi có diện tích cực kỳ nhỏ bé, nhưng vai trò quan trọng của nó trong việc kiểm soát các tuyến đường biển ở phía tây Biển Đen là không có gì phải bàn cãi.

Semyon Bagdasarov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Trung Đông và Trung Á viết trên Solovyov Live như sau: “Tình báo quân sự Ukraine đã tính toán rõ ràng rằng, tại sao không tận dụng tình huống cảng Odessa không bị phong tỏa, và các thương vụ tiếp tục được thực hiện với Bulgaria trong lĩnh vực xây dựng…”.

Tất nhiên, tình báo Ukraine sẽ không thể làm việc này trót lọt nếu cách thức kiểm tra hàng hóa trong “Thỏa thuận ngũ cốc” được đặt dưới sự kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ (với tư cách là người bảo đảm các thỏa thuận Istanbul) sẽ có cơ hội kiểm tra các tàu không chỉ ở eo biển Bosphorus của nước này, mà cả các tàu ngay sau khi rời các cảng của Ukraine? 

Alexander Bartosh, chuyên gia Học viện Khoa học Quân sự Nga nói với tờ VZ GLYAD như sau: “Trong khuôn khổ“ thỏa thuận ngũ cốc”, Nga có thể yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ kiểm tra tất cả các tàu rời khỏi lãnh hải của Ukraine hay không? Tôi nghĩ điều đó sẽ rất khó khăn bởi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đồng ý điều này. Vì lúc đó  Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải tổ chức các cuộc tham vấn với các đồng minh NATO, và tất cả những điều này sẽ diễn ra phức tạp và rất mất thời gian”. 

Sau cuộc điều tra vụ tấn công cầu Crimea, có khả năng phía Nga đang tính đến việc chấm dứt “thỏa thuận ngũ cốc” có thời hạn vào tháng 11 sắp tới này.  Nga cũng nhiều lần chỉ trích việc thực hiện các Thỏa thuận ngũ cốc, với sự điều phối trung gian của Liên hợp Quốc.  

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất định phản ánh quan điểm của Tin360.

Có thể bạn quan tâm: