Nhân tố Israel: Vì sao Nga vui và Ukraine buồn?
Trong lần thứ hai trở thành Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu người được coi là “bạn của Putin” đã bắt đầu nói về việc thay đổi chính sách đối với Ukraine và nối lại liên lạc trực tiếp với Điện Kremlin. Việc ông Netanyahu lên nắm quyền đã khiến Điện Kremlin vui mừng trong khi Kyiv lại lo ngay ngáy. Vì sao lại như vậy?
Israel: Nhân tố quan trọng
Đối với chính phủ mới của Israel lúc này, mối quan hệ với Ả Rập Xê út với nền tảng là Hiệp định Abraham và mối quan hệ với Nga — là hai vấn ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng Netanyahu.
Trong khi quan hệ Israel-Ả Rập Xê út ảnh hưởng đến an ninh khu vực, thì quan hệ giữa Israel với Nga sẽ có những hậu quả sâu rộng đối với an ninh của Israel vì 3 lý do sau đây:
Thứ nhất, Nga đang đối đầu với Mỹ và NATO, vốn là những đồng minh truyền thống của Israel.
Thứ hai, Nga đã trở thành một đối tác chính thức của Tây Á và có thể trở thành một đối tác khu vực hiệu quả hơn đối với Israel so với Mỹ. Việc Mỹ suy giảm quyền lực đối với các nước như Ả Rập Xê út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hay Ai Cập trong khi Nga đang chiếm lợi thế sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Israel.
Thứ ba, trong 18 tháng kể từ khi ông Netanyahu mãn nhiệm, Nga và Iran đã biến mối quan hệ hờ hững thành một mối quan hệ gắn kết gần như liên minh. Tất cả đều là nhờ các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU đối với Moscow. Thủ tướng Netanyahu đã cảm nhận được sự điên rồ của phương Tây khi cố gắng “xóa sổ” Nga.
Gần đây, truyền thông phương Tây đang thảo luận về một thỏa thuận có thể có giữa Moscow và Tehran về tiêm kích đa năng thế hệ 4+ Su-35 Super Flanker của Nga. Và hơn thế nữa, mối quan hệ quân sự ngày càng sâu sắc giữa Nga và Iran trùng hợp với ý định mở rộng chương trình làm giàu uranium của Tehran.
Iran được cho là đã làm giàu uranium ở mức 60% tại nhà máy làm giàu Fordow và đã thông báo cho Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA) rằng họ đã bắt đầu làm giàu uranium ở cấp độ cao hơn.
Tại Syria, việc máy bay Israel có thể tiếp tục hoạt động trong không phận của quốc gia này vốn là đồng minh của Nga phần lớn là phải có sự đồng ý bí mật của Tổng thống Putin. Theo đó Moscow bật đèn xanh cho các hoạt động của Israel nhằm ngăn chặn Iran và các nhóm dân quân Iran đang cố gắng biến Syria thành một “mặt trận kháng chiến” giống như Lebanon hay tại Gaza.
Iran vốn là kẻ thù truyền kiếp của Israel. Tuy nhiên, chính cuộc chiến Ukraine đã khiến Nga-Iran xích lại gần nhau và thậm chí còn nâng tầm thành mối quan hệ chiến lược. Rõ ràng, Thủ tướng Netanyahu nhận ra rằng liên minh Nga-Iran non trẻ có thể được giải quyết nếu sự phụ thuộc vào công nghệ quân sự của cả hai được đẩy lùi.
Đối với Thủ tướng Netanyahu, điều đó có nghĩa là cuộc chiến Ukraine phải được chấm dứt càng sớm càng tốt và và đồng thời phải nới lỏng các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga. Và đây là lúc để chính phủ của Thủ tướng Netanyahu tập trung kỹ năng ngoại giao ghê gớm của mình.
Các dấu hiệu này đã được khởi động. Ngay sau khi đảm nhận vị trí ngoại trưởng mới trong nội các của ông Netanyahu hôm 2/1, ông Eli Cohen tuyên bố sẽ có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov vào ngày 3/1. Điều đáng nói là bộ trưởng đầu tiên mà Israel muốn nói chuyện không phải là người đồng cấp Ukraine, mà là một người Nga. Và điều này đã khiến chính quyền Tổng thống Zelensky tức giận, phàn nàn rằng, “ông ấy [ngoại trưởng Israel] thích đàm phán với kẻ xâm lược trước hơn là nói chuyện với đồng nghiệp Ukraine.”
Cuộc điện đàm giữa ngoại trưởng Lavrov và Cohen tất nhiên cũng không làm hài lòng Mỹ, đồng minh thân cận nhất của Israel.
Lưu ý là, trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Hiệp định Abraham tại Morocco hôm 2/1, ngoại trưởng Israel đã ám chỉ rằng, về vấn đề Nga và Ukraine, chính phủ mới của Israel sẽ “nói ít hơn” và tiếp tục viện trợ nhân đạo”.
Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là về vấn đề của Nga, Israel sẽ kín đáo và cẩn thận trong các phát ngôn trước công chúng, trong khi vẫn sẽ chỉ viện trợ nhân đạo cho Ukraine thay vì viện trợ vũ khí.
Thủ tướng Netanyahu cũng đã xác nhận những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Israel khi ông này tuyên bố: “Chúng tôi sẽ xem xét lại các mối quan hệ quốc tế: tiếng nói của chúng tôi sẽ được thế giới lắng nghe. Thay vì cúi đầu và tuân theo mệnh lệnh của cộng đồng quốc tế, chúng tôi sẽ bảo vệ lợi ích của mình”.
Cần nhắc lại là, Thủ tướng Isreel trước đó là Yair Lapid đã công khai lên án Nga và kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraine cách đây 1 năm, ông Lapid với tư cách là Ngoại trưởng Israel khi ấy chưa một lần nói chuyện với ngoại trưởng Lavrov – hoặc với Tổng thống Putin khi ông đang đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng lâm thời Israel. Việc ông Netanyahu lên nắm quyền đã khiến Điện Kremlin vui mừng trong khi Kyiv lại lo ngay ngáy. Vì sao lại như vậy?
Nga vui, Ukraine buồn
Theo Strana, “nhìn chung, Israel tiếp tục duy trì tính trung lập được nhấn mạnh trong cuộc chiến và không áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Nga.
Quan hệ giữa Ukraine và Israel căng thẳng vào mùa xuân năm ngoái, sau bài phát biểu cứng rắn của Tổng thống Zelensky, khi ông cáo buộc Israel thờ ơ với yêu cầu cung cấp vũ khí và hệ thống phòng thủ Mái vòm, cũng như áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga”.
Tất cả đều có nguyên do. Đối với Israel, người gốc Nga chiếm 15% dân số Israel. Đây là một khu vực bầu cử có ảnh hưởng trong nền chính trị của Israel. Đầu tư của Nga vào Israel là khá lớn và các nhà tài phiệt của Nga coi Israel như một ngôi nhà thứ hai sau Nga.
Đương nhiên Điện Kremlin cảm thấy vui mừng khi ông Netanyahu trở lại nắm quyền, bởi một yếu tố là mối quan hệ ấm áp giữa Tổng thống Putin và Netanyahu dưới thời Donald Trump, vốn đều là những người theo cánh hữu, kính ngưỡng Đức tin và giữ gìn truyền thống.
Thủ tướng Netanyahu là người mà Tổng thống Putin lắng nghe và cũng có thể đóng một vai trò nào đó đối với Chính quyền Biden, điều mà không nhà lãnh đạo phương Tây nào khác có thể làm được hiện nay.
Trang Strana cho biết: “Chính quyền Israel tin rằng không cần phải tham gia vào cuộc xung đột này, hậu quả đối với đất nước có thể tồi tệ hơn nhiều so với châu Âu…Câu hỏi chính vẫn là liệu nhân tố Mỹ có thể xoay chuyển tình thế hay liệu Netanyahu, người muốn duy trì quan điểm của mình vốn có mối quan hệ đặc biệt với Putin sẽ mang tính quyết định”.
Tuy nhiên Thủ tướng Netanyahu có mối quan hệ rộng rãi với giới tinh hoa Mỹ và ông sẽ không ngần ngại tận dụng nó nếu lợi ích của Israel bị đe dọa.
Trong một thông điệp gửi tới ông Netanyahu hôm 29/12 Tổng thống Putin nói: “Ở Nga, chúng tôi đánh giá rất cao sự đóng góp lâu dài và cá nhân của ông trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta”.
Vào ngày 22/12, Tổng thống Putin đã gọi điện cho Netanyahu để chúc mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử và thành lập chính phủ mới, trong khi văn phòng của Netanyahu tiết lộ trong một tuyên bố rằng cuộc trò chuyện chủ yếu xoay quanh cuộc xung đột ở Ukraine. Ông Netanyahu nói với ông Putin rằng ông mong muốn có một nghị quyết nhằm chấm dứt xung đột càng sớm càng tốt.
Vì vậy các chuyên gia đã nhận định Israel nhiều khả năng có thể đóng vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine bởi “Israel có quan hệ chính trị, văn hóa và kinh tế mạnh mẽ với cả Ukraine và Nga. Hơn nữa, Israel có kinh nghiệm trong quan hệ với Nga và kinh nghiệm trong các thỏa thuận liên quan đến Syria tương tự về các vấn đề khác. Ngoài ra, Israel theo truyền thống có ảnh hưởng đến chính trị Mỹ và Anh.
…Thêm nữa, cách tiếp cận của Israel luôn thực dụng nhất có thể, dựa trên lý trí, dựa trên áp lực lớn ở hậu trường đối với các bên”.
Mối quan hệ tình bạn giữa Putin và Netanyahu là một điểm nhấn quan trọng. Vấn đề là, Điện Kremlin sẽ được lợi nếu xung đột chấm dứt theo con đường ngoại giao thay vì quân sự. Một điều chắc chắn là, người Nga không thích thú gì khi tàn phá Ukraine hay hả hê trước sự đau khổ của người dân nước này. Bởi người Nga phân biệt rõ sự khác biệt giữa chính phủ Kyiv theo chủ nghĩa tân phát xít và người dân Ukraine cùng chung gốc gác cội nguồn với họ.
Có thể bạn quan tâm: