“Trung Quốc có nguy cơ bị ‘bỏ rơi’ khỏi trật tự kinh tế toàn cầu mới sau thời kỳ hậu bệnh COVID-19” –  ông Long Vĩnh Đồ, cựu trưởng đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc cảnh báo.

Nối tiếp nước Mỹ, ngày càng có nhiều quốc gia chỉ trích Trung Quốc trong việc xử lý chậm trễ và thiếu minh bạch về dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán. Liệu Hoa Kỳ và các nước đồng minh có nỗ lực tìm cách loại bỏ Trung Quốc khỏi một trật kinh tế toàn cầu mới hay không, giả thuyết được một số chuyên gia Trung Quốc gọi là Hán hóa (sinicisation).

Theo SCMP, ông Long Vĩnh Đồ, cựu Thứ trưởng Bộ hợp tác Kinh tế và Ngoại thương Trung Quốc cho biết, “Trung Quốc là một thành viên quan trọng trong toàn cầu hóa, vậy nên khi ai đó bắt đầu nói về mất cân bằng toàn cầu hóa (deglobalisation), đó cũng là lúc kêu gọi “loại bỏ Hán hóa” xuất hiện. Tất nhiên, chúng ta cần phải cảnh giác cao độ về điều đó”.

Ông nói tiếp: “Sau đại dịch Covid-19, những thay đổi lớn sẽ xảy ra trong thương mại, đầu tư và các chuỗi công nghiệp quốc tế. Đại dịch Covid-19 đã gây tổn thất khổng lồ cho tiến trình toàn cầu hóa”.

Sau dịch bệnh Covid-19 sẽ có những thay đổi đáng kể trong chuỗi thương mại, đầu tư và công nghiệp toàn cầu. Dịch bệnh đã gây ra thiệt hại lớn cho toàn cầu hóa, thúc giục các công ty Trung Quốc tăng tốc độ mở rộng quốc tế, ông Long cho biết thêm.

Dịch bệnh Covid-19 lan ra toàn thế giới đã phá vỡ đáng kể chuỗi cung ứng toàn cầu, phơi bày sự phụ thuộc của các quốc gia khác vào Trung Quốc đối với các sản phẩm quan trọng. Đó còn là một “cú huých” thúc đẩy xu hướng dịch chuyển của các công ty nước ngoài ra khỏi Trung Quốc nhanh hơn, dù việc này đã bắt đầu từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung năm 2018.

Giám đốc Viện Tài chính và Phát triển quốc gia thuộc Viện Khoa học và Xã hội Trung Quốc, ông Lý Dương, cho biết “chúng tôi có mọi lý do để cho rằng một liên minh quốc tế đang được thành lập nhằm loại bỏ Trung Quốc và đồng nhân dân tệ”. “Xu hướng loại bỏ Hán hóa đã phát triển trong một khoảng thời gian  trước và nó đã phát triển mạnh hơn nữa trong đại dịch Covid-19. Chúng ta cần hết sức chú ý đến điều này”.

Ngoài sức ép về kinh tế, Hoa Kỳ, Úc và các nước EU đang thúc đẩy hành động kêu gọi một cuộc điều tra độc lập để xác định nguồn gốc của coronavirus.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần chỉ trích Trung Quốc đã trì hoãn xử lý khủng hoảng dịch bệnh ở giai đoạn đầu và hàm ý virus gây Covid-19 bị lọt ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Ngoài ra, còn có làn sóng các doanh nghiệp ở Mỹ, Úc, Canada và các nước phương Tây yêu cầu Trung Quốc xin lỗi và bồi thường những thiệt hại kinh tế do dịch Covid-19 gây ra.

Theo ông Thời Ân Hoằng, cố vấn cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, cho biết, đại dịch bệnh Covid-19  làm leo thang xu hướng Mỹ rời bỏ Trung Quốc cả về lĩnh vực thương mại và văn hóa. Những điểm dễ thấy nhất là sự gián đoạn của các chuỗi công nghiệp và sự suy giảm giảm mạnh mẽ dịch vụ du lịch quốc tế.