Tổng thống Trump được nhìn nhận là người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất trong số các nhân vật chính trị nổi tiếng. Trang Facebook của ông với tên Donald J Trump có hơn 29 triệu người thường xuyên theo dõi, gần 28 triệu người thích. Đồng thời ông cũng thường đăng tải bình luận trên Twitter của mình với hơn 80 triệu người theo dõi.

Thổng thống Trump là một chính trị gia thường thể hiện lập trường quan điểm rõ trên mạng xã hội. Vào ngày 29/05, ông có hai lần thông báo gây sốt cho cộng đồng mạng. Đầu tiền là dòng bình luận có lẽ là ngắn nhất trong lịch sử vào ngày 29/05/2020, duy nhất có một chữ “CHINA!” đến nay đã thu hút hơn 243 nghìn lượt thích và 69 nghìn lượt bình luận trên Facebook.

Ảnh chụp màn hình Facebook.

Chỉ với một chữ CHINA và sau đó là một dấu chấm than, mỗi cư dân mạng lại có lời bình luận khác nhau, người cho rằng ông chủ Nhà Trắng này hẳn đang rất cảm thán khi nghĩ đến Trung Quốc, một quốc gia đối trọng với Mỹ trên rất nhiều phương diện, từ kinh tế, chính trị, quân sự cho đến sự khác biệt về niềm tin tín ngưỡng. Và cũng rất nhiều lời bình luận về đối sách của ông với Trung Quốc sắp tới là gì.

Ông Trump gõ “CHINA!” trên Twitter đã thu hút hơn 775 nghìn lượt thích. Ảnh chụp màn hình.

Cộng đồng dân cư mạng cũng không phải đợi lâu, chỉ một ngày sau khi đăng tải dòng bình luận 1 chữ nhưng ngay lập tức gây sốt trên mạng xã hội, vào sáng ngày 30/05 (giờ Việt nam), ông Trump đã thông báo một loạt những biện pháp mang tính cột mốc đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong mối quan hệ với Trung Quốc về việc loại bỏ chính sách ưu đãi với Hồng Kông khi Trung quốc thông qua Luật an ninh quốc gia, điều tra các công ty Trung quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ nhằm yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc minh bạch thông tin, chấm dứt quyền truy cập của các sinh viên Mỹ đối với các sáng kiến khoa học ở các trường đại học và cơ sở nghiên cứu của Mỹ.  Thông báo này cho thấy ông Trump đã sẵn sàng ở mức cao trong việc đối đầu với Bắc Kinh. Dự đoán thời gian tới, sự bất đồng giữa hai cường quốc này sẽ tiếp tục thu hút mạnh mẽ sự chú ý của giới truyền thông.

Cũng trong ngày 29/05, Tổng thống Trump tiếp tục “gây bão” khi gõ hai chữ ‘REVOKE 230!’ lên mạng xã hội Facebook và Twitter (tạm dịch Huỷ bỏ 230). Ông chủ Nhà trắng muốn nói về Điều 230 của Đạo luật về chuẩn mực truyền thông.

Ảnh chụp màn hình Facebook.
Ảnh chụp màn hình Twitter.

Theo điều 230 được ban hành năm 1996 và là một cấu phần của Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act). Hầu hết nội dung trong luật này đã bị tòa án Mỹ bác bỏ qua nhiều năm vì vi phạm hiến pháp về tự do ngôn luận, nhưng hiện Điều 230 vẫn tồn tại. Điều này hiện đang được nhìn nhận là bảo vệ các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, YouTube khỏi các vụ kiện về nội dung. 

Tổng thống Trump đã đưa ra ý kiến cho rằng Điều 230 đã trao cho các công ty mạng xã hội quá nhiều sự bảo vệ pháp lý và cho phép họ trốn tránh trách nhiệm về các hành vi của mình. Ông đã từng cáo buộc rằng các nội dung đăng lên Facebook, Twitter phải chịu sự kiểm duyệt của các hãng này và điều này là không nên tồn tại nữa. Ông đã nói “Một số trang mạng xã hội đã lạm dụng quyền kiểm duyệt, hạn chế, ẩn và ngăn chặn hầu hết dạng thức truyền tải thông tin giữa người dùng với cộng đồng”.

Bằng chứng của TT Trump là Twitter đã dán nhãn hai dòng tweet của ông là “không có căn cứ” và thêm vào những biểu tượng dấu chấm than màu xanh nhạt cảnh báo. Qua việc này, Tổng thống Mỹ cáo buộc mạng xã hội Twitter kiểm duyệt thông tin cũng như “bịt miệng” những tiếng nói bảo vệ truyền thống xã hội. 

Bài viết của tổng thống Donald Trump bị Twitter ẩn.

Sau đó Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành chính nhằm loại bỏ một số cơ chế bảo vệ pháp lý đối với các nền tảng truyền thông xã hội. Sắc lệnh này trao cho cơ quan quản lý quyền thực hiện biện pháp pháp lý để chống lại các công ty như Facebook và Twitter liên quan đến cách họ kiểm soát nội dung trên các nền tảng của họ.

Tuy rằng sắc lệnh này sẽ đi vào thực tế như thế nào thì cần được Quốc hội phê duyệt nhưng việc này đã gây ra những sự leo thang căng thẳng trong cuộc chiến giữa nhà người đứng đầu nước Mỹ với công ty truyền thông xã hội.