Thầu nhân công xây dựng: Con đường gian truân người trong cuộc

Thầu nhân công! không chỉ là chuyện quản lý người lao động; đó là cuộc chơi đầy rủi ro với vốn liếng, quan hệ và kinh nghiệm thực chiến. Bài viết này chia sẻ hành trình thật từ những ngày đầu vào nghề đến lúc đối mặt với lỗ lãi; cạnh tranh và cả những bài học đắt giá mà chỉ người trong cuộc mới hiểu.
- Cách nhận biết mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả: tránh xa bẫy “gia vị chết người”
- Lâu đài cát – Chuyện đời trong một sớm biển xanh
- Sự khác biệt giữa đàn ông với đàn bà trong hôn nhân
Nội dung chính
Bắt đầu từ con số không
Bước chân vào lĩnh vực thầu nhân công xây dựng, tôi sớm nhận ra rằng đây không phải là nghề dành cho những người thiếu kiên nhẫn hay mơ mộng hão huyền. Ngay từ những ngày đầu, hàng loạt vấn đề đặt ra khiến tôi không khỏi lo lắng:
- Làm sao nắm vững các quy định, quy trình của gói thầu?
- Tuyển đâu ra nhân công có tay nghề và thái độ chuyên nghiệp?
- Làm thế nào để thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp xây dựng nhằm có nguồn công việc ổn định?
- Và quan trọng không kém: phải chuẩn bị bao nhiêu vốn để đầu tư máy móc, thiết bị thi công; cũng như lo chi phí ăn ở, đi lại cho anh em công nhân?
Đó là vấn dề buộc tôi phải giải quyết nhanh ngay từ đầu
Công trình đầu tiên – Bài học lớn đầu đời
Dự án đầu tiên tôi nhận là thi công đường bê tông cho thôn Nghĩa Minh, huyện Ý Yên, Nam Định; một công trình khoảng 8.000m³ bê tông kéo dài gần 7km; của Công ty Quốc Đại cho ba tổ đội thi công.
Giai đoạn đầu triển khai; mọi thứ khá suôn sẻ: hợp đồng được ký tiến độ rất trôi chảy; vật liệu chuyển đến đầy đủ, công nhân làm việc hiệu quả. Có ngày, sau khi trừ chi phí. Lợi nhuận tôi thu về lên đến 2–3 triệu đồng – con số đầy hứa hẹn cho một người mới bước vào nghề.
Tuy nhiên, “mật ngọt chết ruồi”. Khi công việc đang tiến triển tốt; thì tôi bắt đầu đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ hai tổ nhân công khác có quan hệ thân thiết với quản lý công trường. Những sự cố liên tiếp xảy ra: như trạm trộn bê tông bị hỏng; máy xúc đột ngột bị điều đi nơi khác; hay bộ phận kỹ thuật liên tục yêu cầu kiểm tra lại cao độ mặt đường.v.v. khiến tiến độ bị trì trệ nghiêm trọng.

Thực tế khắc nghiệt: Có công chưa chắc có quả
Sau ba tháng, khi cộng trừ mọi khoản, tôi vẫn lãi được khoảng 7–8 triệu đồng. Nhưng công ty quyết định giữ lại 47 triệu đồng với lý do:
- Khấu trừ 10% để bảo lãnh công trình theo điều khoản hợp đồng.
- Doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính.
Theo ký kết hơp đồng; khoản giữ lại sẽ được thanh toán sau hai năm, tôi phải đi vay lãi cao để thanh toán vào chỗ thâm hụt trên.
Đó là bài học đắt giá; nhưng cần thiết để tôi hiểu rằng: làm thầu nhân công không chỉ biết kỹ thuật, mà phải tính toán được mọi rủi ro.

Vượt khó để bám nghề thầu nhân công
Không để mình gục ngã; tôi nhanh chóng dẫn đội thợ về Thanh Hóa tiếp tục nhận công trình từ nhiều công ty khác nhau như: Hoằng Tuấn, Tuấn Linh, Anh Linh, Công ty Nhồi…. Mỗi dự án là một chặng đường mới, với những rủi ro, va chạm và cơ hội riêng.
Có hôm làm xuyên đêm, có khi tạm dừng công việc chỉ vì… trời đổ mưa giữa lúc đổ bê tông. Nhưng dù vất vả, tôi vẫn cố gắng giữ uy tín; vì đó là đạo đức nghề nghiệp mà tôi theo đuổi
Bài học đắt giá cho người muốn theo nghề thầu nhân công
Làm thầu nhân công là một hành trình dài với nhiều khúc quanh hiểm hóc. Bạn cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, tài chính ổn định, kỹ năng quản lý tốt và cả sự nhạy bén trong quan hệ làm ăn.
Tôi nghĩ rằng, lợi nhuận không đến từ công trình lớn, mà đến từ việc biết chọn đúng thời điểm, đúng đối tác và đúng đội ngũ.
Giữ lửa để đi xa
Nếu ai hỏi tôi, có khuyên người khác theo nghề thầu nhân công không;Tôi sẽ trả lời: Có, nếu bạn thật sự sẵn sàng.” Nghề này không dễ, nhưng đáng để gắn bó nếu bạn đủ kiên trì, chịu học hỏi và giữ được cái tâm trong công việc.