Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xử lý hình sự cán bộ do ôm đồm công việc, thiếu phân quyền

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật sáng 22/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân khiến nhiều cán bộ bị kỷ luật, xử lý hình sự thời gian qua là do tình trạng cấp trên “ôm việc”, không phân cấp, phân quyền rõ ràng cho cấp dưới.
- Phẩm chất quý giá nhất của người phụ nữ đó là thiện lương
- Luôn “giữ chặt” 3 chữ này, phụ nữ cả đời an yên
- Chồng sẽ thành đạt, may mắn khi vợ hay làm những điều này…
Theo Thủ tướng, cơ chế quản lý tập trung, thiếu minh bạch trong phân quyền đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả điều hành và gia tăng rủi ro pháp lý cho cán bộ. Ông nhấn mạnh, các bộ, ngành trung ương cần tập trung vào chức năng hoạch định chiến lược, xây dựng thể chế, chính sách và công cụ giám sát. Trong khi đó, việc tổ chức triển khai cần mạnh dạn giao về cho địa phương, đơn vị gần dân hơn và hiểu rõ tình hình thực tế.
Đẩy mạnh phân quyền, nâng cao hiệu lực thực thi
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu thực hiện triệt để việc phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý và nâng cao năng lực thực thi ở các cấp. Đồng thời, chuyển đổi phương thức kiểm soát từ tiền kiểm sang hậu kiểm để khơi thông điểm nghẽn trong quản lý.
Ví dụ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Thủ tướng đề nghị: cấp bộ chỉ ban hành quy định chung, còn công tác kiểm tra cần phân định rõ ràng – bộ kiểm tra bộ, tỉnh kiểm tra tỉnh, cơ sở giao cho chính quyền địa phương.
Luật pháp phải ổn định, linh hoạt và phục vụ phát triển
Về công tác xây dựng pháp luật, Thủ tướng nêu rõ: luật sửa đổi cần tuân thủ nguyên tắc “6 rõ” (kế thừa, lược bỏ, sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa, phân cấp), còn luật mới phải căn cứ theo “7 rõ” từ chủ trương, thực tiễn, đến cải cách thủ tục và tháo gỡ vướng mắc.
Ông nhấn mạnh, các quy định trong luật cần ổn định, có giá trị lâu dài nhưng linh hoạt theo thực tiễn, giao Chính phủ quy định chi tiết khi cần. Luật phải tạo điều kiện phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo và không cản trở sự vận hành của nền kinh tế – xã hội.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu chuyển đổi triệt để tư duy “quản lý” sang “phục vụ”, xóa bỏ cơ chế “xin – cho”, loại bỏ cách làm “không biết vẫn quản, không quản được thì cấm”.
Bổ sung quy định mới trong các dự luật quan trọng
Với Luật Tiết kiệm, chống lãng phí, Thủ tướng đề xuất bổ sung hành vi “lãng phí thời gian, bỏ lỡ cơ hội phát triển”. Đối với Luật An toàn thực phẩm sửa đổi, ông yêu cầu làm rõ tính chất đặc biệt của lĩnh vực này, do liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người dân.
Theo: vnexpress