Bà Kimberley Kitching, một thượng nghị sĩ bang Victoria, đã chỉ trích Trung Quốc trả đũa cuộc điều tra độc lập của Úc về nguồn gốc dịch COVID-19. Nhà lập pháp thuộc Đảng Lao động cũng cáo buộc Liên Hiệp Quốc (LHQ) không ngăn chặn “chủ nghĩa độc tài” ngày một gia tăng của Bắc Kinh trên thế giới.

Tờ báo Úc SMH đưa tin, bà Kitching đưa ra những bình luận này tại cuộc họp của Đại hội đồng LHQ hôm 24/9.

Nữ nghị sỹ cho rằng quan hệ giữa Trung Quốc và các nước phương Tây, trong đó có Úc, xấu đi là do “chính sách đối nội theo chủ nghĩa độc tài Stalin của ông Tập Cận Bình, cũng như hành vi hiếu chiến và bá quyền của ông này trên trường quốc tế, đặc biệt là ngay trong khu vực chúng tôi”.

Úc điều tra, Trung Quốc trả đũa

Bà Kitching nói rằng đợt bùng phát dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã biến thành một đại dịch toàn cầu. Nó “không chỉ đe dọa cuộc sống của hàng nghìn người Úc, mà còn cả sự ổn định xã hội và chính trị trên toàn thế giới”. Vì vậy, Úc đã “dẫn đầu lời kêu gọi cuộc điều tra đa phương về nguồn gốc của đại dịch này”.

“Thay vì được hoan nghênh, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã áp đặt một bộ thuế quan có chọn lọc đối với hàng xuất khẩu của Úc”, Thượng nghị sĩ Kitching cho biết. “Thật khó để coi đây là điều gì khác ngoài sự trừng phạt cho hành động ngoan cường của chúng tôi.”

‘Không ngẫu nhiên’

Thượng nghị sĩ Kitching cho rằng “không phải ngẫu nhiên” mà thế giới rơi vào chủ nghĩa độc tài hơn trong những năm gần đây. Bà nhấn mạnh LHQ cần hành động nhiều hơn để chấm dứt các hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ ở Tân Cương và Hồng Kông.

Bà cho rằng, gần đây Ủy ban Nhân quyền của LHQ đã cho thấy “sự thiên vị và thiếu hiệu quả” khi im lặng trước việc Trung Quốc “tiếp tục đàn áp nhân quyền, ngày càng coi thường quyền tự trị của Tây Tạng, và sự vi phạm rõ ràng quyền tự trị của Hong Kong”.

Thượng nghị sĩ bang Victoria cũng kêu gọi thành lập một hiệp hội không chính thức mới gồm các quốc gia có cùng lợi ích trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó có Đài Loan. Động thái này có thể khiến chính quyền Trung Quốc lo ngại