Chuyên gia quân sự Jeff Lamer cho rằng Hoa Kỳ đã phạm sai lầm chiến lược khi cung cấp cho Ukraine các hệ thống tên lửa Patriot dễ bị tấn công bởi Nga.

Patriot không thể tham chiến diện rộng ở Ukraine

Jeff Lamer viết trong một bài báo rằng: “Các hệ thống của Patriot rất dễ bị tổn thương. Hoạt động radar của hệ thống Patriot làm lộ vị trí của nó, khiến nó trở thành mục tiêu dễ dàng cho các cuộc tấn công của quân Nga. Điều này có nghĩa là Patriot không thể hoạt động như một phương tiện phổ biến để bảo vệ các cơ sở quân sự của Ukraine”.

Theo chuyên gia quân sự này, dù là một hệ thống hàng đầu về mặt công nghệ, nhưng Patriot không thể phát huy được hết tiềm năng của nó nếu tách biệt khỏi các hệ thống phòng không khác. Ông cũng cho rằng mối nguy hiểm chính của việc cung cấp cho Ukraine các hệ thống Patriot là chúng có thể mang lại cảm giác sai lầm về an ninh cho bầu trời Ukraine, làm trì hoãn việc bắt đầu đàm phán và gia tăng số nạn nhân trong thời gian dài.

“Việc chuyển giao các hệ thống Patriot sẽ không chấm dứt chiến tranh ở Ukraine và sẽ không cho phép Kiev đàm phán để trả lại Crimea hoặc Donbass. Nó chỉ thể hiện sự ủng hộ bề ngoài của Hoa Kỳ, điều có thể kéo dài cuộc tàn sát ở Ukraine.” – chuyên gia quân sự này kết luận.

Mỹ tuyên bố không cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Chính quyền Hoa Kỳ không có ý định tiếp bước Vương quốc Anh trong việc gửi các tên lửa tầm xa như dòng tên lửa đạn đạo tác chiến-chiến thuật ATACMS tới Ukraine.

Điều này đã được tờ Politico đưa tin hôm thứ Ba, với các nguồn tin thân cận. Trước đó, London có kế hoạch chuyển giao cho Kiev các tên lửa có tầm bắn từ 100 km đến 300 km, có đặc điểm tương tự ATACMS của Hoa Kỳ. Nhưng chính quyền Biden không có ý định cung cấp ATACMS cho Ukraine. Một nguồn tin từ quan chức Mỹ nói với Pilitico rằng ‘chính sách ATACMS của chúng tôi không thay đổi”. Thay vào đó, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp các hệ thống phòng không như tên lửa Patriot, đạn dược và xe bọc thép.

Thụy Điển không chuyển thêm máy bay chiến đấu cho Kiev

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Thụy Điển Paul Jonsson cho biết Thụy Điển không có ý định chuyển giao các máy bay chiến đấu JAS Gripen cho Ukraine.

Kênh truyền hình Thụy Điển SVT dẫn lời Jonson nói : “Chúng tôi không có thêm máy bay chiến đấu JAS (Gripen) nào để gửi tới Ukraine”. Trước đó, vào tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thông báo rằng Thụy Điển đã phân bổ mười xe tăng Leopard do Đức sản xuất cho Ukraine.

Anh sẽ coi Wagner PMC là tổ chức khủng bố

Chính phủ Anh sẽ công bố Wagner PMC là tổ chức khủng bố trong vài tuần tới, tờ The Times trích dẫn các nguồn tin trong Nội các Anh cho biết.

Chính quyền Vương quốc Anh trong hai tháng đã chuẩn bị các biện minh pháp lý cho việc đưa Wagner PMC vào danh sách các tổ chức khủng bố nhằm “gây áp lực lên Nga”. Việc này sẽ khiến những ai tham gia tổ chức, tham dự các sự kiện do tổ chức PMC tổ chức, thể hiện sự ủng hộ đối với PMC đó hoặc đeo các biểu tượng của tập đoàn đánh thuê này là phạm tội hình sự ở Vương quốc Anh. 

Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt tài chính có thể được áp dụng đối với PMC Wagner và các thành viên của tổ chức có thể bị cấm nộp đơn kiện các nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền tại tòa án Anh.