Bộ trưởng Tư pháp Đức Marco Buschmann khẳng định rằng, Đức có nhiệm vụ bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin nếu ông đến đất Đức.

“Đức sẽ có nghĩa vụ bắt giữ Putin”

Bộ trưởng Tư pháp Đức Marco Buschmann khẳng định Đức có nhiệm vụ bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin nếu ông đến đất Đức. Theo Gazeta.Ru hôm nay, nghĩa vụ tương ứng mà Đức áp đặt thuộc thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).

Do đó, nếu Putin đến Đức, ICC sẽ liên hệ với Interpol và sau đó là các quốc gia tham gia.

“Sau đó, Đức sẽ có nghĩa vụ bắt giữ Putin khi ông ta vào lãnh thổ Đức và giao nộp ông ta cho ICC,” ông Marco Buschman nói.

Ba Lan tuyên bố ‘sẵn sàng chiến tranh với Nga’

Nếu Kiev thất bại trên chiến trường, thì quân đội Ba Lan sẽ phải tham chiến và đối đầu với Nga, đó là tuyên bố mới đây của Đại sứ Ba Lan tại Pháp Rosciszewski trên kênh truyền hình LCI .

“Nếu Ukraine không bảo vệ được nền độc lập của mình, chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài tham gia vào cuộc xung đột”, ông  Rosciszewski nói.

Theo nhà ngoại giao này, cuộc khủng hoảng Ukraine là cuộc chiến vì các giá trị và văn hóa cơ bản của phương Tây, đó là lý do tại sao “điều quan trọng là phải giành chiến thắng”.

Phía Nga chưa phản hồi chính thức về phát biểu trên. Còn truyền thông Moscow nhắc đến mục đích khác của Ba Lan. Đó là năm ngoái Cơ quan Tình báo Nước ngoài của Nga nói rằng Washington và Warsaw có kế hoạch lặp lại “thỏa thuận” lịch sử sau Thế chiến I, khi phương Tây với đại diện là khối hiệp ước Entente kêu gọi công nhận quyền chiếm đóng của Ba Lan, trước tiên là với một phần Ukraina để bảo vệ cư dân khỏi “mối hoạ Bolshevik”, sau đó chuyển các lãnh thổ này vào Ba Lan. Tình báo Nga còn lưu ý, Warsaw dự định triển khai “đội quân gìn giữ hòa bình” ở những phần đất của Ukraina vốn ít có nguy cơ xung đột với Nga.

Tập Cận Bình và Putin nói gì trước ngày gặp mặt?

Ông Tập Cận Bình cho biết, chuyến thăm Nga của ông nhằm tăng cường tình hữu nghị, hợp tác và hòa bình. Vào ngày 20 tháng 3, ông Tập đã viết về điều này trong một bài báo dành cho giới truyền thông Nga, đăng trên RIA Novosti và Rossiyskaya Gazeta.

“Chuyến thăm Nga sắp tới của tôi nhằm tăng cường tình hữu nghị, hợp tác và hòa bình. Tôi sẵn sàng cùng với Tổng thống Vladimir Putin phác thảo các kế hoạch và biện pháp mới nhằm mở ra triển vọng mới cho quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược Trung-Nga,” ông viết trong bài báo.

Đáp lại, ông Putin nói rằng, chuyến thăm của ông Tập sẽ tăng cường quan hệ đối tác giữa Nga và Trung Quốc .

Nga, trước những 2020, cố gắng duy trì vị thế độc lập của mình trong cuộc xung đột giữa hai cực Trung – Mỹ, dù Bắc Kinh luôn muốn kéo Moccow về làm đồng minh. Tuy nhiên, sau khi Nga tố cáo Phương Tây hậu thuẫn Ukraine gây ra các hành động phá hoại, khiến họ đưa quân tấn công Kiev vào tháng 2/2022, cục diện đã thay đổi. Những đòn trừng phạt toàn diện vào Nga của chính quyền Biden và NATO chỉ khiến Nga gần Trung Quốc hơn, trong khi Mỹ và NATO đã ‘thả lỏng’ đối thủ chính là chính quyền ĐCS Trung Quốc.
Trong một phát biểu gần đây, cựu tổng thống Mỹ Trump nói rằng, chính quyền Biden đã giúp Trung Quốc có được [đồng minh] Nga một cách quá thuận lợi, nó không khác gì ‘lấy được kẹo từ tay một đứa trẻ’.

Mỹ phản đối ‘sáng kiến hòa bình’ của Trung Quốc

Nói với Fox News hôm 19/3, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby, cho biết, Mỹ kiên quyết phản đối lệnh ngừng bắn giữa Nga và Ukraine vào thời điểm này, đồng thời coi bất kỳ sáng kiến hòa bình nào trong tình hình hiện nay đều là “không thể chấp nhận được”.

John Kirby nói thêm, trong chuyến thăm Nga sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Vladimir Putin, nếu có bất kỳ sáng kiến hòa bình nào được đưa ra, Mỹ sẽ phản đối.

“Trước đây, chúng tôi đã từng nói và nói lại vào hôm nay rằng nếu sau cuộc họp này, có một số lời kêu gọi ngừng bắn, điều đó sẽ không được chấp nhận”, ông Kirby nói.