Trung Quốc hết thời hàng giá rẻ, doanh nghiệp Mỹ lao đao vì thuế quan tăng kỷ lục

Sự gia tăng chóng mặt của thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc đang khiến các doanh nghiệp Mỹ rơi vào một cơn khủng hoảng thực sự. Điển hình là Learning Resources, công ty đồ chơi gia đình ba thế hệ tại Chicago, dự kiến sẽ phải trả hơn 100 triệu USD tiền thuế nhập khẩu trong năm nay, gấp hơn 40 lần so với năm 2024
- Làn sóng cán bộ cấp xã xin nghỉ hưu sớm: Nỗi lo từ việc sáp nhập và cạnh tranh vị trí
- Tổng thống Trump khẳng định không dừng áp thuế nhập khẩu nhưng sẵn sàng đàm phán thương mại
- Phương án sáp nhập : Đăk Lăk – Phú Yên, Bắc Kạn – Thái Nguyên và lộ trình thực hiện
Nội dung chính
Cú sốc thuế quan và sự “vỡ mộng” của doanh nghiệp Mỹ
Từng tin rằng có thể đối phó với mức thuế 20–40% do chính quyền Donald Trump đề xuất, CEO Rick Woldenberg không ngờ mức thuế cuối cùng lại bị đẩy lên tới 145% – một kịch bản vượt xa mọi tính toán. “Tôi ước gì mình có 100 triệu USD. Cảm giác như ngày tận thế đã tới”, ông bày tỏ.
Không riêng gì Learning Resources, các ông lớn ngành đồ chơi khác như MGA Entertainment (chủ sở hữu thương hiệu L.O.L. và Bratz) cũng chịu chung số phận. Giá bán lẻ búp bê Bratz có thể tăng từ 15 USD lên 40 USD, còn L.O.L. dự kiến gấp đôi lên 20 USD vào mùa lễ cuối năm. Sản phẩm nội địa như xe đồ chơi Little Tikes sản xuất ở Ohio cũng không tránh khỏi ảnh hưởng vì linh kiện như ốc vít vẫn phải nhập từ Trung Quốc.
Hàng loạt mặt hàng thiết yếu đội giá, người tiêu dùng gánh chịu
Theo báo cáo từ ngân hàng Macquarie, Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp chính cho hàng loạt mặt hàng tiêu dùng như:
- 97% xe nôi trẻ em
- 96% hoa giả và ô dù
- 95% pháo hoa
- 93% sách tô màu trẻ em
- 90% lược chải tóc
Sự phụ thuộc kéo dài hàng thập kỷ nay đang trở thành gánh nặng. Joe Jurken, nhà sáng lập ABC Group nhận định: “Chính người tiêu dùng Mỹ đã tạo ra sự lệ thuộc này. Họ đã quen với hàng hóa giá rẻ và tiện lợi từ Trung Quốc”.
Tương lai mờ mịt cho chuỗi cung ứng Mỹ – Trung

Đối với những doanh nghiệp như MGA, giải pháp là chuyển dịch sản xuất sang Ấn Độ, Việt Nam hoặc Indonesia. Tuy nhiên, với những lời đe dọa áp thuế mới trong vòng 90 ngày tới từ phía Mỹ, rủi ro vẫn hiện hữu. Họ buộc phải cắt giảm đơn hàng quý IV vì lo ngại giá cao sẽ khiến khách hàng “quay lưng”.
Trong khi đó, Marc Rosenberg, CEO The Edge Desk, cũng phải hoãn kế hoạch sản xuất tại Trung Quốc, chuyển hướng sang thị trường châu Âu như Đức và Italy, nơi thuế quan chưa bị ảnh hưởng nặng nề.
Sản xuất tại Mỹ? Một giấc mơ vẫn quá xa vời. “Chi phí cao hơn 25–30% và thiếu lao động có tay nghề là rào cản lớn”, Rosenberg chia sẻ. Rick Woldenberg cũng gọi lời kêu gọi sản xuất trong nước của Tổng thống Trump là “trò đùa”. Công ty ông hiện sản xuất khoảng 2.400 mặt hàng tại Trung Quốc, với hơn 10.000 bộ khuôn đúc nặng hơn 5 triệu pound, hoàn toàn không thể dễ dàng di dời.
Thuế quan – “cơn búa tạ” giáng xuống cả hai phía
David French, Phó Chủ tịch cấp cao của Hiệp hội Bán lẻ Quốc gia Mỹ (NRF), nhận định: “Theo quy mô hiện tại, thuế quan không chỉ gây khó cho doanh nghiệp Mỹ mà còn đe dọa sự sống còn của hàng nghìn nhà máy tại Trung Quốc – đối tác sản xuất then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Với tình hình căng thẳng leo thang, người tiêu dùng Mỹ bắt đầu cảm nhận rõ rệt sức ép lạm phát, chi phí sinh hoạt tăng cao. Khảo sát từ Đại học Michigan cho thấy dự báo lạm phát dài hạn đã tăng từ 4,1% lên 4,4% trong tháng vừa qua.