Trung Quốc: Xuất khẩu suy yếu và làn sóng thất nghiệp gia tăng
Chỉ số đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc suy yếu ở tháng thứ 5 liên tiếp, báo hiệu triển vọng hồi nền kinh tế chữ V của quốc gia này khó có thể xảy ra.
- Trung Quốc, Ấn Độ đưa vũ khí hạng nặng đến gần biên giới
- Cập nhật sáng 2/6: Cho người dân tiền ‘bỏ phố về thôn’ chống Covid-19; Ba nhà mạng dừng phát hành sim
- Trung Quốc: Sau Hồng Kông sẽ đến lượt Đài Loan?
Theo Thời báo kinh tế Sài gòn, số liệu công bố ngày 31/05 của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy, chỉ số quản lý thu mua (PMI) ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 5/2020 tuy giảm nhẹ từ 50,8 về về 50,6 điểm so với tháng 4/2020.
Tuy nhiên, vấn đề cần chú ý là chỉ số đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc (một chỉ số phụ của PMI ngành sản xuất) chỉ đứng ở mức 35,3 điểm trong tháng 5, nằm cách khá xa mốc 50 điểm (ngưỡng phân định giữa chiều hướng tăng trưởng và suy thoái).
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này nằm dưới mốc 50 điểm kể từ khi đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu.
Phần lớn các doanh nghiệp Trung Quốc đã mở cửa trở lại nhưng nhiều nhà sản xuất ở Trung Quốc vẫn đang “chật vật” do các đơn hàng từ thị trường nước ngoài bị hủy bỏ hoặc cắt giảm giữa lúc các lệnh phong tỏa vẫn được áp dụng.
Một quan chức của NBS, ông Zhao Qinghe, cho biết các chỉ số đơn hàng xuất khẩu và nhập khẩu của ngành sản xuất Trung Quốc đều đang ở các mức thấp kỷ lục do nhu cầu trên toàn thế giới tiếp tục suy giảm.
Đứng ở tầm vĩ mô, do chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19, trong quý I/2020 GDP của Trung Quốc tăng trưởng âm (-6,8%). Giới phân tích kinh tế nhận định, giả định quốc gia này tránh được làn sóng lây nhiễm mới thì cũng phải mất nhiều tháng để các hoạt động kinh tế tổng thể của Trung Quốc quay trở về mức trước khủng hoảng dịch bệnh Covid-19.
Công ty tư vấn Trivium của Trung Quốc đã đưa ra nhận định: “Nền kinh tế Trung Quốc sẽ không phục hồi đầy đủ cho đến khi toàn bộ nền kinh tế thế giới trở lại trạng thái bình thường. Như vậy, cú hồi phục hình chữ V của Trung Quốc có thể không xảy ra”. Việc này có thể gây ra một số vấn đề khác, đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này đang gia tăng, đây cũng là một trong những mối lo ngại lớn nhất của Bắc Kinh.
Theo các số liệu chính thức của Trung Quốc, trong tháng 4/2020 đã nâng tỷ lệ người thất nghiệp tại các đô thị lên 6%, giới phân tích cho rằng số liệu thực tế thì cao hơn rất nhiều.
Theo ước tính của hãng Fitch Ratings, có khoảng 30% triệu lao động trong số 442 triệu lao động (tương đương với 130 triệu lao động) ở các đô thị của Trung Quốc đang không có việc làm, ít nhất là trong ngắn hạn. Còn theo ước tính của Citigroup, khoảng 25 triệu việc làm có thể sẽ vĩnh viễn biến mất.
Làn sóng thất nghiệp có thể gia tăng
Làn sóng thất nghiệp có thể trầm trọng hơn khi các dữ liệu thống kê chính thức cho thấy khoảng 8,7 triệu sinh viên Trung Quốc sẽ tốt nghiệp trong năm 2020. Thêm vào đó là số lượng những sinh viên đã tốt nghiệp từ năm 2019 nhưng chưa tìm được việc làm và khoảng 300.000 sinh viên du học từ nước ngoài sẽ về nước. Như vậy, tổng số lượng có thể lên đến lên đến 9 triệu lao động mới cần việc làm.
Theo Bloomberg, tại Trung Quốc có tới gần 200 triệu việc làm thuộc các lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu. Như vậy hy vọng về sự phục hồi nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào việc các quốc gia trong chuỗi cung ứng khống chế dịch bệnh Covid-19 và mở cửa trở lại nền kinh tế.