Khác với y học phương Tây, Trung y có một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về “thiên nhân hợp nhất” tư duy về âm dương.

Trước tiên phải nói rằng, y học phương Tây không có quan niệm về dưỡng sinh, nhiều lắm chỉ là quan niệm về y tế phòng ngừa, tập thể dục nhiều hơn, ăn vitamin, đến phòng tập để duy trì sức khỏe… Còn Trung y nhìn sức khỏe con người hoàn toàn khác, y học Trung y có một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về “thiên nhân hợp nhất” tư duy về âm dương.

Ví dụ như khi nói về sinh mệnh con người, Trung y có 3 bảo bối: “tinh”, “khí”, “thần”, “không màng danh lợi, chân khí nuôi dưỡng từ bên trong” là bước đầu tiên của dưỡng sinh, âm dương ngũ hành duy trì sự cân bằng giữa con người với thế giới tự nhiên.

Trung y dưỡng sinh: Cân bằng giữa con người với thiên nhiên
Ảnh minh hoạ: Adobe Stock.

Ngũ hành không hề đứng độc lập, thậm chí đến cả đạo đức cũng có mối quan hệ gắn bó, ví như: Ngũ hành là thổ, kim, mộc, hoả, thuỷ, tương ứng với lá lách, gan, tim, phổi, thận của con người, liên kết với 5 yếu tố đạo đức: tín, nghĩa, nhân, trí, lễ, ngũ khiếu bao gồm: Miệng, mắt, mũi, lưỡi, tai.

Thận liền tai, nghe được những lời hay thì thận cũng thông thuận, khí huyết đi đến 4 cơ quan nội tạng khác dễ dàng. Gan liền mắt, nhìn thấy khung cảnh thanh lịch đẹp đẽ cũng muốn chia sẻ với các cơ quan nội tạng khác. Trong đó, âm sắc cũng có nội hàm về đạo đức tự nhiên sẽ thông qua ngũ tạng, đánh thức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của con người từ đó điều chỉnh lời nói và hành vi của con người.

Do đó cơ thể, trái tim, tâm hồn của con người đều được lưu giữ trong ngũ hành. Dưỡng sinh không chỉ tập trung vào sức khỏe thể chất, mà sức khỏe tâm hồn càng là chủ chốt quan trọng đứng đằng sau.

Nói một cách đơn giản, Tây y thuộc về y học chứng minh thực tế và nắm bắt tốt những thứ hữu hình, còn trung y xem trọng cảnh giới hữu hình, đến cả trị bệnh cũng xem xét đến nguyên tắc tương sinh tương khắc, đạo lý cân bằng khí huyết.