Nước Đức đang lo ngại vũ khí Mỹ có thể được chính quyền Kyiv sử dụng  tấn công khiêu khích sâu vào lãnh thổ Nga, và sẽ khiến Gấu Nga bừng tỉnh. Đơn giản là cường quốc hàng đầu EU này rất lo lắng phải đối đầu với Nga.

Cốt lõi chuyến đi tới Mỹ của Tổng thống Zelensky là để phục vụ cho Chính quyền Biden kêu gọi sự ủng hộ của “lưỡng đảng” và “lưỡng viện” nhằm có thêm 45 tỷ đô la tài trợ cho Ukraine để trao cho các nhà thầu vũ khí Mỹ. 

Tuy nhiên điều này lại đang khiến các đồng minh NATO lo lắng, khi chính Tổng thống Biden thừa nhận rằng, ông “đã phải dành hàng trăm giờ, mặt đối mặt với các đồng minh châu Âu… để giải thích lý do tại sao việc họ tiếp tục hỗ trợ Ukraine lại mang lại lợi ích lớn cho họ. Họ hoàn toàn hiểu điều đó, nhưng họ không muốn gây chiến với Nga. Họ không muốn xảy ra Thế chiến thứ ba”.

Điều này có thể cảm nhận được sự lo lắng trong tâm trí của các lãnh đạo Pháp và Đức. Đáng chú ý, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã có cuộc điện đàm với lãnh đạo Trung Quốc ông Tập Cận Bình vào hôm thứ Ba (20/12), trùng với chuyến hành trình của Tổng thống Zelensky tới Washington. 

Bản tuyên bố của Bộ ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh rằng, trong khi trao đổi quan điểm về Ukraine, ông Tập đã bày tỏ sự ủng hộ đối với EU “trong việc thể hiện quyền tự chủ chiến lược của mình và lãnh đạo việc thiết lập một cấu trúc an ninh châu Âu cân bằng, hiệu quả và bền vững để đạt được hòa bình lâu dài và ổn định lâu dài ở châu Âu.” 

Rõ ràng là, cuộc điện đàm này cho thấy chính phủ Đức không hề thích thú trước chuyến thăm của Tổng thống Zelensky tới Mỹ để xin vũ khí nhằm kéo dài cuộc xung đột – vốn sẽ gây thêm nhiều bất ổn an ninh lẫn kinh tế cho cả Đức và Pháp. Xét cho cùng đây vẫn là 2 cường quốc hàng đầu có tầm ảnh hưởng tới chính sách và đường lối của châu Âu. 

Nước Đức đang lo ngại vũ khí Mỹ có thể được chính quyền Kyiv sử dụng  tấn công khiêu khích sâu vào lãnh thổ Nga, và sẽ khiến Gấu Nga bừng tỉnh. Đơn giản là cường quốc hàng đầu EU này rất lo lắng phải đối đầu với Nga khi vào cuối tháng 11, Bộ Quốc phòng Đức tuyên bố lực lượng vũ trang nước này chỉ có đủ đạn dược đáp ứng trong 2 ngày nếu xảy ra chiến tranh. 

Không chỉ vậy, toàn bộ tiểu đoàn xe tăng Puma tiên tiến nhất của Đức đã  không thể vượt qua được bài kiểm tra trong cuộc tập trận mới nhất của NATO. 

Theo hãng tin Der Spiegel của Đức, không một chiếc nào trong số 18 xe tăng Puma hiện đại của Đức dành cho Lực lượng phản ứng nhanh của NATO (NRF) được coi là phù hợp để hành động trong cuộc tập trận quân sự khắc nghiệt gần đây .

Điều đáng nói là, tờ DW của Đức đã thừa nhận, “Những chiếc Pumas cực kỳ phức tạp, có giá 17 triệu euro (18 triệu USD) mỗi chiếc, đã mất hơn một thập kỷ để phát triển. Tuy nhiên, Puma đã vướng phải các vấn đề kỹ thuật, bao gồm cửa nóc bị rò rỉ, tầm nhìn hạn chế cho 

Tướng Ruprecht von Butler, chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp số 10, mô tả khả năng sẵn sàng tác chiến của xe tăng Puma giống như một cuộc cá cược xổ số. Trong khi ấy, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht bày tỏ lo ngại về sự thất bại trong khả năng sẵn sàng hoạt động mới nhất của quân đội và tuyên bố rằng “Những thất bại gần đây của thiết giáp Puma là một trở ngại lớn”. 

Đây không phải là lần đầu tiên Đức gây sốc cho các thành viên NATO khi quân đội Đức tiết lộ rằng họ bị thiếu vốn, thiếu nguồn lực và hầu như không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của NATO. 

Tờ DW viết như sau: “Trong những năm gần đây, có một số câu chuyện về xe tăng và máy bay trực thăng cần sửa chữa, súng trường hỏng trong thời tiết nóng và binh lính phải huấn luyện trong giá lạnh mà không có quần áo giữ nhiệt.”

Không những thế, Chính phủ Đức cũng rút lại lời hứa tăng chi tiêu quốc phòng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine. 

Còn nhớ vào ngày 27/2, Thủ tướng Scholz đã công bố một sự thay đổi lớn nhất trong chính sách quốc phòng nước này kể từ khi Thế chiến II kết thúc.

Bài phát biểu được báo chí đặt tên là “Zeitenwende” (“bước ngoặt” hay “sự thay đổi lịch sử”), khi chính phủ Đức cam kết tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP, bổ sung thêm 100 tỷ euro vào ngân sách quốc phòng và đưa Đức trở thành cường quốc quân sự hàng đầu của châu Âu.

9 tháng sau, phát ngôn viên chính phủ Đức Steffen Hebestreit tuyên bố rằng mục tiêu 2% sẽ không chỉ không thể thực hiện trong năm nay mà còn có khả năng xảy ra trong năm tới. 

Như vậy có thể thấy, mặc dù chuyến đi của tổng thống Zelensky tới Washington được dàn dựng công phu để cho công chúng thế giới thấy Mỹ, NATO, EU là một thể thống nhất trong việc ủng hộ Ukraine, nhưng nó đã không thể che đậy được một nỗi sợ hãi tiềm ẩn rằng, sự ủng hộ dành cho chính quyền Kyiv có thể suy yếu khi xung đột kéo dài. 

Nói một cách đơn giản, chính quyền Biden không thể tùy tiện thoải mái ký “tấm séc trắng” cho Ukraine sau thời điểm tháng 1 năm 2023, cũng như NATO chưa thể đối đầu được với Nga. 

Vấn đề là, người Nga dường như quyết tâm không lùi bước và cơ hội giành ‘chiến thắng tuyệt đối’ của Ukraine chỉ là một giấc mơ xa vời. 

Có lẽ sắp tới, cuộc xung đột tại Ukraine không chỉ là cuộc đấu trí và cơ bắp giữa Nga với Mỹ, NATO, EU mà còn là cuộc đấu giữa Patriot và Iskander.

Nếu Patriot là vũ khí phòng thủ để kéo dài thế trận bế tắc, thì Iskander sẽ là một nhân tố thay đổi cuộc xung đột.

Có thể bạn quan tâm: