Xung đột Nga- Ukraine: Mỹ trống rỗng và cạn kiệt
Gói viện trợ 400 triệu đô la mới nhất của Mỹ cho Ukraine được thực hiện theo Quyền rút vốn của Tổng thống (PDA), cho phép Tổng thống Biden gửi vũ khí trực tiếp từ kho dự trữ quân sự của Mỹ. Lầu Năm Góc rõ ràng đang vét nốt kho dự trữ đã cạn kiệt vũ khí của mình.
Ngày 23/11, khi Nga phát động cuộc tấn công phá hủy mạng lưới điện được cho là có tính then chốt nhất, thì cùng ngày hôm đó, Lầu Năm Góc đã công bố một đợt chuyển giao vũ khí mới cho quân đội Ukraine.
Gói này bao gồm: Đạn bổ sung cho tên lửa đất đối không NASMAS; 150 súng máy trang bị ống ngắm nhiệt để chống lại Hệ thống bay không người lái (UAS) của Nga; Đạn dược dành cho Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS); 200 đạn pháo dẫn đường chính xác cao cỡ 155mm; 10.000 viên đạn cối cỡ 120mm ; Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao (HARM); 150 xe bọc thép HMMWV; Hơn 100 phương tiện chiến đấu chiến thuật hạng nhẹ; Hơn 20 triệu viên đạn vũ khí nhỏ ; 200 máy phát điện; Cùng phụ tùng cho lựu pháo 105mm và các thiết bị khác.
Gói viện trợ 400 triệu đô la mới nhất này được thực hiện theo Quyền rút vốn của Tổng thống (PDA), cho phép Tổng thống Biden gửi vũ khí trực tiếp từ kho dự trữ quân sự của Mỹ. Lầu Năm Góc rõ ràng đang vét nốt kho dự trữ đã cạn kiệt vũ khí của mình.
Gói viện trợ quân sự mới nhất của Mỹ dành cho Ukraine
Thứ nhất, để đánh giá đạn dược bổ sung cho hệ thống tên lửa đất đối không NASMAS như Lầu Năm góc vừa công bố, thì thực tế NASMAS là một hệ thống phòng không sử dụng tên lửa không đối không được tái sử dụng (radar chủ động dẫn đường AIM-120 AMRAAM) ở chế độ đất đối không.
Ngày 23/11, một trong những tên lửa đó đã bắn trượt mục tiêu, nhằm vào một khu chung cư và khiến một số người thiệt mạng.
Trang Military Monitoring cho biết: “Tên lửa bắn trúng một khu chung cư ở Kiev hôm nay là AIM-120C do Mỹ sản xuất được phóng từ một trong những hệ thống phòng không NASMAS mới được chuyển đến tặng cho Ukraine trong những tháng qua.
Người dân địa phương đã chia sẻ trên mạng xã hội những bức ảnh về mảnh vỡ của tên lửa. Mặc dù Ukraine đổ lỗi cho Nga về vụ tấn công, nhưng hóa ra tên lửa không phải của Nga mà là của Mỹ và được bắn bởi quân đội Ukraine”.
Không rõ vụ tên lửa Mỹ rơi xuống khu chung cư là do tên lửa yếu kém hay trình độ của lực lượng Ukraine yếu kém?
Thứ hai, đối với súng máy hạng nặng có trang bị ống ngắm ảnh nhiệt chống lại máy bay không người lái của Nga, thì hầu hết các UAV được sử dụng ở Ukraine là hoạt động bằng điện và không có khả năng xuất hiện trong tầm ngắm nhiệt.
Thêm nữa UAV cảm tử Lancet được phía Nga sử dụng ở Ukraine thường bay thấp và nhanh. Một đội súng máy sẽ có rất ít cơ hội hạ gục khi một chiếc UAV như vậy bay về phía họ.
Thứ ba đối với HIMARS, đây là một loại vũ khí cực kỳ hiệu quả nhưng cũng bị người Nga dễ dàng đối phó, bởi HIMARS thường cần dữ liệu để nhắm mục tiêu trong khi người Nga đã học được bài học từ những thành công ban đầu của HIMARS, và giờ đã trở nên nhuần nhuyễn hơn trong việc ngụy trang vị trí của họ.
Thứ tư, đối với 10.000 viên đạn cối 120mm, con số này là quá ít và không đủ cho lực lượng Ukraine sử dụng trong vòng chưa đầy một tuần.
Thứ năm, đối với Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao (HARM): Đây là tên lửa không đối đất được sử dụng để nhắm mục tiêu radar của đối phương. Đã có báo cáo rằng hệ thống phòng không của Nga thường bắn trúng những tên lửa này trước khi chúng tiếp cận mục tiêu.
Hôm 24/11, tờ New York Times đưa tin rằng một tên lửa như vậy, được bắn trả vào tháng 9, đã đánh trúng một tòa nhà chung cư ở thành phố Kramatorsk thuộc tỉnh Donetsk.
Một lần nữa, gói viện trợ có nhắc tới lô hàng 20 triệu viên đạn vũ khí nhỏ gửi tới Ukraine, nhưng thực tế cho thấy nó chẳng bõ bèn gì. Một lính bộ binh thông thường, thường được trang bị khoảng 240 viên đạn. Các đội súng máy thường mang theo khoảng 6.000 viên đạn. Tiền tuyến ở Ukraine dài 1.500 km. Nhẩm phép tính, có thể thấy rằng 20 triệu viên đạn này vẫn là quá ít so với nhu cầu chiến tranh.
Khi Ukraine lâm cảnh mất điện và buộc phải cắt điện luân phiên, đã có một thị trường chợ đen sôi động về máy phát điện. 200 máy phát điện mini mà Mỹ viện trợ cho Ukraine, rất có thể được giới nhà giàu lùng mua để phục vụ trong gia đình thay vì cho quân đội.
Và cuối cùng là đối với phụ tùng cho Pháo 105mm và các thiết bị khác cho thấy sự hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine là một câu chuyện dài về số lượng và chất lượng vũ khí ngày càng giảm dần.
Hồi tháng 6, lần đầu tiên Mỹ gửi hệ thống M-777 155 mm cho Ukraine. Sau đó, Mỹ cạn kiệt đạn 155 mm và tiếp đến cung cấp 36 khẩu pháo 105 mm và 180.000 viên đạn 105 mm.
Lựu pháo M-777 có tầm bắn khoảng 22,5 km, và có phần tương đương với pháo 152 mm mà người Nga đang sử dụng. Tiếp theo là lựu pháo 105 mm, có phạm vi bắn vào khoảng 11 km. Cối tự hành 120 mm có tầm bắn khoảng 7 km.
Như vậy có thể thấy ngoài HIMARS, thì các lựu pháo mà Mỹ chuyển cho Ukraine về sau đều có cỡ nhỏ hơn và tầm bắn kém hơn. Thực tế Ukraine cũng thiếu đạn dược trầm trọng và thường chịu thất bại trước hỏa lực pháo binh của Nga.
Lực lượng Nga đã trình diễn không đến nỗi tệ – xét đến tính hiệu quả của các cuộc tấn công bằng pháo binh vào các vị trí kiên cố của Ukraine, cũng như các cuộc rút lui chiến thuật đã giúp Nga giảm thương vong trong khi thu hút lực lượng quân đội Ukraine vào một lòng chảo để dễ bề khai hỏa.
Có thể bạn quan tâm: