Nga từ bỏ chiến dịch quy mô nhỏ: TT Putin không nói suông
Truyền thông thường nói rằng Nga đang rút lui, quân đội Nga mất tinh thần, Tổng thống Putin có nguy cơ bị thay thế và chiến thắng cho Ukraine chỉ là vấn đề thời gian. Tuy nhiên tình hình trên chiến trường Ukraine gần như hoàn toàn trái ngược.
Các bản tin truyền thông khác xa thực tế
Cuộc chiến ở Ukraine còn được gọi là cuộc chiến thông tin. Trong đó thông tin chủ yếu mà công chúng tiếp nhận là từ các kênh truyền thông dòng chính, các tuyên bố từ Nhà Trắng, Lầu năm góc, các nguồn chính thức từ tình báo Anh, Pháp, Đức, EU và NATO ở Brussels.
Truyền thông thường nói rằng Nga đang rút lui, quân đội Nga mất tinh thần, Tổng thống Putin có nguy cơ bị thay thế và chiến thắng cho Ukraine chỉ là vấn đề thời gian.
Mục đích của các bản tin lạc quan này thường được sử dụng làm cơ sở để tăng viện trợ tài chính từ Mỹ (tính đến thời điểm này là 68 tỷ đô la), cũng như lượng vũ khí từ các thành viên NATO đổ vào Ukraine ngày càng nhiều hơn.
Tuy nhiên tình hình trên chiến trường Ukraine gần như hoàn toàn trái ngược. Đúng là Ukraine đã có những bước tiến gần đây ở phía đông, nhưng quân đội Ukraine thường chỉ tái kiểm soát những vị trí mà người Nga bảo vệ sơ sài hoặc tại các khu vực có địa hình trống trải do phía Nga đã rút quân.
Phần lớn các bản tin lạc quan được tạo ra từ việc Ukraine chiếm lại Kherson, nhưng Nga coi đây là một thành phố có ít giá trị chiến lược. Thay vì lãng phí tài nguyên cũng như bảo toàn tính mạng binh sĩ, cùng độ rủi ro cao trong khâu tiếp vận hậu cần, người Nga đã quyết định rút lui.
Nói chính xác hơn, người Nga để lại cho chính quyền Kyiv một vùng đất trống, và ít lâu sau nơi này đã trở thành bãi chiến trường cho hỏa lực pháo binh Nga. Đó là thực tế mà truyền thông gần như ít đề cập tới.
Trong bài viết trên trang American Conservative của Mỹ, Đại tá Quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Douglas Macgregor cho biết:
“Chính quyền Biden liên tục phạm lỗi không thể tha thứ trong một xã hội dân chủ, đó là từ chối nói sự thật với người dân Mỹ: Trái ngược với câu chuyện “Ukraine chiến thắng” phổ biến của truyền thông phương Tây, ngăn chặn mọi thông tin mâu thuẫn với nó, Ukraine không chiến thắng và sẽ không chiến thắng cuộc chiến này.
Nhiều tháng thương vong nặng nề của người Ukraine, kết quả của một loạt các cuộc tấn công vô nghĩa nhằm vào hệ thống phòng thủ của Nga ở miền nam Ukraine, đã khiến các lực lượng Ukraine suy yếu một cách nguy hiểm.”
“Có thể đoán trước, các thành viên châu Âu của NATO, vốn chịu tác động nặng nề của chiến tranh đối với xã hội và nền kinh tế của họ, đang ngày càng chán nản hơn với cuộc chiến ủy nhiệm Ukraine của Washington. Người dân châu Âu đang công khai đặt câu hỏi về tính xác thực của những tuyên bố trên truyền thông về nhà nước Nga và các mục tiêu của Mỹ ở châu Âu. Làn sóng hàng triệu người tị nạn từ Ukraine, cùng với sự kết hợp của các tranh chấp thương mại, trục lợi từ việc bán vũ khí của Mỹ và giá năng lượng cao có nguy cơ khiến dư luận châu Âu chống lại cuộc chiến của Washington và NATO.”
Trong khi đó, Nga đang chuẩn bị mở một cuộc phản công lớn, trong đó Điện Kremlin đã hoàn thành kế hoạch huy động 300.000 người, với hơn 180.000 quân trong số đó hiện được triển khai trong các đội hình chiến đấu phía sau các phòng tuyến của Nga. 120.000 quân còn lại sẽ tiếp tục được tướng Sergey Surovikin điều tới, mang lại tổng sức mạnh của Nga lên tới khoảng 30 sư đoàn.
Nga từ bỏ chiến dịch quy mô nhỏ
Thời điểm này, có vẻ như người Nga đã sẵn sàng chấm dứt Chiến dịch quân sự đặc biệt, khi một lần nữa, Đại tá người Mỹ Macgregor nhấn manh rằng:
“Giai đoạn tấn công sắp tới của cuộc xung đột sẽ cung cấp một cái nhìn tổng thể về lực lượng mới của Nga… 540.000 lực lượng chiến đấu của Nga được tập hợp ở phía Nam Ukraine, phía Tây nước Nga và Belarus. Con số tiếp tục tăng lên, nhưng con số đã bao gồm 1.000 hệ thống pháo phản lực, hàng nghìn tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình và UAVi, cùng với 5.000 phương tiện chiến đấu bọc thép, trong đó có ít nhất 1.500 xe tăng, hàng trăm UAV, máy bay trực thăng, và máy bay ném bom. Lực lượng mới này có rất ít điểm chung với quân đội Nga đã can thiệp 9 tháng trước vào ngày 24/2/2022”.
Như vậy có thể thấy, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga với quy mô nhỏ đã chấm dứt, để tiến tới một cuộc tấn công tổng lực. Trong khi đó, sức mạnh của quân đội Ukraine đã bị suy giảm đáng kể do tỷ lệ thương vong cao và bị dàn mỏng trên một chiến tuyến kéo dài cả nghìn km.
Nếu cuộc phản công sắp tới giúp Nga kiểm soát toàn bộ bờ biển từ Biển Azov đến Biển Đen, điều này có thể giúp Nga có toàn quyền kiểm soát sông Dnipro, ngăn cách phần phía tây của Ukraine với phần phía đông.
Ukraine sẽ bị bỏ lại như một quốc gia hỗn loạn chỉ còn lại khu vực phía tây bao gồm thủ đô Kyiv và thành phố Lviv giáp biên giới Ba Lan. Gần như toàn bộ ngành công nghiệp, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên của Ukraine sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Nga.
Cuộc tấn công này của Nga vẫn đang phụ thuộc vào yếu tố thời tiết dưới sự chỉ huy của tướng Surovikin, Nếu nó xảy ra, cắc chắn tình hình sẽ trở nên hỗn loạn hơn.
Vậy lệu Mỹ có khoanh tay đứng nhìn Nga đánh bại Ukraine về mặt quân sự?
Xét cho cùng, Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại Nga, và Ukraine đơn thuần là một công cụ để thực hiện. Chính quyền Biden đã cam kết hỗ trợ các nguồn lực đáng kể để đánh bại Nga, và một chiến thắng của Nga sẽ càng làm giảm uy tín của Mỹ trên thế giới.
Và đây chính là cơ hội để xung đột leo thang đáng kể.
Truyền thông và giới tinh hoa Mỹ đã bắt đầu các chiến dịch tâm lý nhằm vào Tổng thống Putin, và lấy vũ khí hạt nhân làm mồi nhử. Phía Mỹ cho rằng Tổng thống Putin đã đe dọa sử dụng vũ khí chiến thuật ở Ukraine và có thể là các khu vực khác ở Đông và Trung Âu.
Trong tuyên bố chung của Nhà Trắng sau cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Pháp Macron hôm 1/12 có đoạn sau:
“Mỹ và Pháp lên án các bước leo thang có chủ ý của Nga, đáng chú ý là lời lẽ vô trách nhiệm về hạt nhân và thông tin sai lệch của nước này về cáo buộc tấn công hóa học, cũng như các chương trình vũ khí hạt nhân và sinh học.”
Gần đây, truyền thông xoáy mạnh vào việc Tổng thống Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, hoặc tiến hành một chiến dịch cờ giả đã biến thành một câu chuyện có liên quan rằng Nga sẽ sử dụng “bom bẩn”.
Không chịu thua kém, người Nga đáp trả bằng cách nói rằng Mỹ hoặc Ukraine sẽ tiến hành một nước cờ giả, bằng cách kích nổ một quả bom bẩn và sau đó đổ lỗi cho người Nga như một cái cớ để phương Tây leo thang can dự vào Ukraine.
Thời điểm này, cả hai bên đều cảnh báo đổ lỗi cho bên kia để biện minh cho sự leo thang đã được lên kế hoạch trước của mỗi bên. Nếu một quả bom bẩn phát nổ, bất kể ai là bên thực hiện, thì sự thật chính là chiến tranh sẽ bùng nổ.
Thật khó để biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng nếu có một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nga và Mỹ, đó sẽ là một thảm họa. Nhưng trước hết cần lưu ý là, người Nga đang nắm thế chủ động tại Ukraine và vì vậy họ không có lý do gì để phá bỏ những thành quả đó bằng cách kích nổ vũ khí hạt nhân.
Lần ngược thời gian, khi Tổng thống Mỹ George W. Bush nêu vấn đề Ukraine gia nhập NATO, Tổng thống Putin đã tấn công Gruzia.
Khi Tổng thống Obama thiết kế một cuộc đảo chính chống lại một tổng thống thân Nga ở thủ đô Kyiv, Tổng thống Putin đã sáp nhập bán đảo Crimea.
Khi Tổng thống Biden bật đèn xanh cho một cuộc tấn công của lực lượng Ukraine ở vùng Donbass hồi tháng 2, Tổng thống Putin đã quyết định thực hiện Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào hôm 24/2.
Vì vậy đừng xem nhẹ những lời tuyên bố của Putin khi ông không phải là người hay nói suông.
Ngày 7/12 vừa qua, Tổng thống Putin đã đưa ra một bản cập nhật chiến tranh công khai trong một phiên họp trên truyền hình.
Trong số các chủ đề quan trọng mà ông đề cập, có liên quan đến “chiến dịch quân sự đặc biệt” kéo dài 10 tháng hiện nay ở Ukraine và khả năng triển khai các khí tài hạt nhân.
Về điểm thứ hai, Tổng thống Putin đã đả kích Mỹ và NATO khi nói rằng “Nga không có vũ khí hạt nhân chiến thuật ở các nước khác, không giống như Mỹ.”
Nhưng ông cũng cho biết: “Lực lượng hạt nhân của chúng tôi đang ở trong tình trạng tiên tiến hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới”.
Điều quan trọng nhất là, khi đề cập đến đến việc Mỹ chuyển giao các tên lửa ngày càng tinh vi và có tầm bắn xa hơn cho Ukraine, Tổng thống Putin đã cảnh báo rằng, “nguy cơ chiến tranh hạt nhân trên thế giới đang gia tăng”
Ông tiếp tục nhân cơ hội này để nhắc lại học thuyết hạt nhân ‘phòng thủ’ của Nga, nhấn mạnh rằng vũ khí hạt nhân sẽ được coi là đòn đáp trả trước một cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, đồng thời tuyên bố rằng ông sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ Nga “bằng mọi cách có thể”.
Có thể bạn quan tâm: