Tranh cãi nảy lửa: Thổ Nhĩ Kỳ cắt đường dẫn nước của Đại sứ quán Trung Quốc
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã cắt nguồn cung cấp nước cho Đại sứ quán Trung Quốc ở Ankara, sau một cuộc tranh cãi nảy lửa trên mạng xã hội giữa hai quốc gia, theo trang Duvar English của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tờ báo cho biết chính quyền thủ đô Ankara đã bắt đầu cuộc đào bới ngay trước đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 7/4; lấy lý do là tìm kiếm “gian lận nước trên toàn thành phố”.
Động thái này xuất hiện vài ngày sau khi đại sứ quán Trung Quốc gửi một thông điệp mà Thổ Nhĩ Kỳ cho là “mang tính chất hăm dọa” đói với Thị trưởng Ankara Mansur Yavaş.
Nội dung chính
Trung Quốc gửi thông điệp tới Thị trưởng thủ đô Thổ Nhĩ kỳ
Cụ thể, trong thư ngày 6/4, Đại sứ quán Trung Quốc nói với Thị trưởng Mansur rằng Trung Quốc có “quyền đáp trả tương xứng” đối với bất kỳ ai đe dọa chủ quyền của Trung Quốc.
Lá thư này là nhằm phản ứng lại tuyên bố tưởng niệm của ông Mansur dành cho những người Duy Ngô Nhĩ bị quân đội Trung Quốc giết hại ở thị trấn Baren năm 1990.
Người Duy Ngô Nhĩ là tộc người gốc Thổ, sống chủ yếu ở Tân Cương; nhưng cũng có những người sống tại Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Đức, Pakistan, Kazakhstan, Kyrgzstan, Mông Cổ, Uzabekistan.
Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc ngay sau khi tài khoản Twitter của Đại sứ quán đưa ra tuyên bố này. Financial Times đưa tin phía Thổ Nhĩ Kỳ đã “mắng mỏ” Đại sứ Trung Quốc về thông điệp mang tính hăm dọa đối với thị trưởng Ankara.
Sau sự cố này, các cuộc tranh cãi giữa hai bên vẫn tiếp diễn trên mạng xã hội. Tình hình trở nên sôi sục; và Ankara quyết định cắt nguồn cung cấp nước vào đại sứ quán Trung Quốc; khiến người Trung Quốc càng thêm giận dữ, theo Express.
Thổ Nhĩ Kỳ đào ống nước của Đại sứ quán Trung Quốc
Trợ lý Giám đốc Cơ quan Quản lý Nước và Nước thải Ankara (ASKİ), ông Cüneyt Öztürk, thông báo về vụ đào bới đường ống nước trước Đại sứ quán Trung Quốc: “Chúng tôi xin cảm ơn mọi người đã thấu hiểu cho sự bất tiện gây ra bởi công trường mà chúng tôi bắt đầu trước Đại sứ quán Trung Quốc”.
Su kaynaklarımızın hızla azaldığı bir dönemde, Ankaralının bedelini ödediği kayıp kaçakları tespit etmek maksadıyla Çin Büyükelçiliği önünde başlattığımız çalışmadan dolayı verdiğimiz rahatsızlığı anlayışla karşılayan herkese teşekkür ederiz. pic.twitter.com/e0ptleSpU4
— Cüneyt Öztürk (@CuneytOzturk06) April 7, 2021
Ông cho biết hoạt động này là nhằm “phát hiện hành vi gian lận gây tiêu tốn của người dân Ankara trong thời điểm nguồn nước của chúng tôi đang bị thu hẹp nhanh chóng”.
Nữ chính trị gia ‘vung nắm đấm’
Một nữ chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục thổi bùng mâu thuẫn với Trung Quốc bằng một tuyên bố trên Twitter.
Bà Marel Aksenar, lãnh đạo Đảng Tốt (Good party) đăng cờ Tân Cương lên mạng Twitter; kèm tuyên bố “Đông Turkestan nhất định một ngày nào đó sẽ độc lập”.
Bà còn đăng bức tranh biếm họa; trong đó bà vung tay đấm vào mặt một nhân vật được minh họa cho Đại sứ quán Trung Quốc. Bà tuyên bố trong bức tranh: “Hãy dừng tuyên bố lăng nhăng và hãy chấm dứt cuộc thảm sát đối với người Duy Ngô Nhĩ”.
Boş konuşmayı bırakın, siz önce Uygur’lara yaptığınız soykırımı durdurun.#DoğuTürkistan https://t.co/TzoqVzAQDy pic.twitter.com/G6hWIHCSTR
— İYİ Parti (@iyiparti) April 6, 2021
Đại sứ quán Trung Quốc nổi giận
Đại sứ quán Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ đã rất tức giận và phản ứng quyết liệt trên Twitter.
Đại sứ quán tuyên bố: “Phía Trung Quốc kiên quyết phản đối và lên án mạnh mẽ mọi thách thức của bất kỳ cá nhân hay thế lực nào đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”.
“Phía Trung Quốc có quyền phản ứng chính đáng.”
Cư dân mạng khen ngợi Thổ Nhĩ Kỳ
Một số cư dân mạng đã chia sẻ những hình ảnh về vụ cắt nước Đại sứ quán Trung Quốc; kèm những lời tán dương dành cho người Thổ Nhĩ Kỳ.
Chinese Embassy in #Turkey had threatened the mayor of #Ankara Meral Aksener, because he talked about what’s happening in #Xinjiang & Beijing’s treatment of Muslim Uyghur.
— G219_Lost (@in20im) April 9, 2021
In response Ankara municipality cuts the water supply to Chinese embassy.
GeoLoc: 39°51’08″N 32°49’59″E
😃 pic.twitter.com/uQwHxJKOUX
Luật sư Dan Harris viết trên Twitter: “Các quốc gia khác nên làm điều này bất cứ khi nào Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt nạt họ”.
Một người khác bình luận: “Ngay cả quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thích bị Trung Quốc bắt nạt”.
Một người khác cho rằng phải kiểm tra kỹ đường ống nước vào Đại sứ quán Trung Quốc: “Việc kiểm tra có thể kéo dài cả tháng”.
Một người khác bình luận: “Đừng dại mà kiếm chuyện với người Thổ Nhĩ Kỳ!”