Ả Rập Xê Út không chỉ thách thức các mối đe dọa từ chính quyền Biden trước quyết định của OPEC + cắt giảm sản lượng, mà nước này còn hé lộ một tin động trời.

Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Ả Rập Xê Út

Có thể nói, gần đây đã xảy ra tin chấn động: Đó là việc Ả rập xê út công bố một bức thư bác bỏ những chỉ trích của Nhà Trắng về quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC +, đồng thời xác nhận rằng chính quyền Biden đã cố gắng buộc họ trì hoãn việc cắt giảm cho đến sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ.

Theo NBC News, chỉ vài giờ trước khi Ả Rập Xê Út công bố bức thư ngỏ, Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Ned Price đã phủ nhận tin đồn rằng chính quyền Biden yêu cầu OPEC+ hoãn tuyên bố cắt giảm, khi nói: “Tôi chắc chắn không thể xác nhận nguồn tin đó”.

Nhưng tuyên bố của ngoại trưởng Ả Rập Xê Út sau đó đã nói rõ rằng “Vương quốc đã làm rõ thông qua cuộc tham vấn liên tục với Chính quyền Hoa Kỳ rằng, tất cả các phân tích kinh tế đều chỉ ra rằng việc trì hoãn quyết định của OPEC + trong một tháng, sẽ gây ra hậu quả kinh tế tiêu cực”.

Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Xê Út, Hoàng tử Bin Farhan Al Saud (ảnh chụp màn hình Reuters).

Ngoại trưởng Bin Farhan Al Saud cho biết Ả Rập Xê Út có “quan điểm chính yếu” đối với cuộc chiến Nga-Ukraine, và mô tả nỗ lực của các quan chức Nhà Trắng “bóp méo sự thật” là “đáng tiếc” và không thuyết phục.

Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út cho biết, họ ủng hộ các nghị quyết của Liên hợp quốc liên quan đến cuộc chiến Nga-Ukraine và “Vương quốc nhấn mạnh rằng trong khi nỗ lực duy trì sức mạnh của mối quan hệ với tất cả các quốc gia thân thiện, Vương quốc khẳng định từ chối bất kỳ mệnh lệnh, hành động hoặc nỗ lực nào làm sai lệch các mục tiêu cao cả của mình là bảo vệ nền kinh tế toàn cầu khỏi sự biến động của thị trường dầu mỏ”.

Tuyên bố trên của quan chức Ả Rập Xê Út hôm 13/10 đã bồi thêm một đòn vào uy tín của Tổng thống Joe Biden và các thành viên đảng Dân chủ, khi chỉ còn hơn 20 ngày nữa diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Chính quyền Biden bị đồng minh phớt lờ

Còn nhớ chính quyền Biden đã bị bẽ mặt trên trường quốc tế vào hôm 5/10, khi OPEC + họp quyết định cắt giảm 2 triệu thùng dầu, trái ngược với mong muốn của Nhà Trắng gây áp lực khối này gia tăng sản lượng. 

Khi không thể thuyết phục Ả Rập Xê Út và nhóm OPEC, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã phải làm một việc cực kỳ muối mặt. 

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thái tử Mohammed bin Salman (phải) (ảnh chụp màn hình Reuters).

Tờ Wall Street Journal hé lộ, chỉ vài ngày trước khi OPEC và các đồng minh do Nga đứng đầu ra tuyên bố cắt giảm sản lượng lớn, các quan chức trong chính quyền Joe Biden đã gọi điện đến đồng minh Ả Rập Xê Út và các nhà sản xuất ở vùng Vịnh với lời kêu gọi khẩn cấp: Hãy trì hoãn quyết định cắt giảm này sau một tháng nữa.

Và câu trả lời: “Đó là Không”.

Mỹ rất tức giận và đã tung ra lời đe dọa các nhà lãnh đạo Ả Rập Xê Út rằng, “việc cắt giảm này sẽ được coi là lựa chọn rõ ràng của Riyadh để đứng về phía Nga trong cuộc chiến Ukraine, và động thái này sẽ làm suy yếu sự ủng hộ vốn đã suy yếu ở Washington đối với vương quốc này”.

Các quan chức Ả Rập Xê Út đã phớt lờ, bác bỏ các yêu cầu của Mỹ “mà họ coi là một trò chơi chính trị của Joe Biden để tránh những tin xấu trước cuộc bầu cử giữa kỳ”. Giá xăng cao và lạm phát là hai vấn đề chí tử đối với chính quyền Biden. 

Mỹ tuyên bố Ả Rập Xê Út sẽ chịu hậu quả

Thay vì tuân theo “đồng minh” Mỹ, Ả Rập Xê-út không ngần ngại bắt tay cùng Nga, để cắt giảm mạnh sản lượng dầu. Điều đó cho thấy OPEC + đã trở thành một mặt trận toàn cầu mới để đối đầu với Mỹ.

Tất nhiên, chính quyền Biden sẽ không khoanh tay cam chịu, mà chuẩn bị tung ra các biện pháp trừng phạt Ả Rập Xê Út. Đó là các biện pháp gì? 

Thứ nhất: Nhà Trắng cho biết quyết định của OPEC + cho thấy khối này rõ ràng hiện đang liên kết với Nga. Các quan chức Mỹ đe dọa rằng, động thái của Ả Rập Xê Út sẽ khiến Mỹ có thể đóng băng hợp tác an ninh với vương quốc này, theo The Guardian. 

Thứ hai: Các nhà lập pháp Mỹ đã công bố kế hoạch đình chỉ ngay lập tức việc bán vũ khí cho Ả Rập Xê Út, trong đó ngừng hoàn toàn việc chuyển giao các tên lửa dẫn đường chính xác cao của Mỹ cho nước này, theo Politico.

Thứ ba: Một số nhà lập pháp Mỹ muốn rút quân đội nước này ra khỏi Ả Rập Xê Út. Và các nhà lãnh đạo Thượng viện của cả hai đảng đang ủng hộ một dự luật cho phép Bộ Tư pháp kiện Ả Rập Xê Út và các quốc gia OPEC khác về việc ấn định giá bất hợp pháp, theo Reuters. 

Nói cách khác, những diễn biến trên cho thấy chính quyền Biden cũng đang dần nhận ra rằng, Mỹ đã thành công trong việc xa lánh với phần lớn thế giới.

Có thể bạn quan tâm: