Từ ngày 01-05/07/2020, trong vòng 5 ngày Trung Quốc, đơn phương cấm mọi tàu thuyền hoạt động trong khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa để tiến hành tập trận. Trang Nikkei Asia Review nhận định điều này sẽ khiến Hà Nội phản ứng mạnh, vì quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng và kiểm soát từ năm 1974.

Thông báo tập trận được đưa ra ngay sau khi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố: “Việt Nam cùng ASEAN hợp tác với các bên liên quan kiềm chế các hành động làm phức tạp tình hình trên biển” và “tái khẳng định quyết tâm của ASEAN đóng góp xây dựng biển Đông thành khu vực biển hợp tác phát triển an ninh và an toàn” trong cuộc họp báo kết thúc hội nghị cấp cao ASEAN 36.

Trung Quốc luôn khẳng định Biển Đông là một trong những lợi ích cơ bản thiết yếu để duy trì quyền kiểm soát chính trị của ĐCSTQ.

Động thái leo thang của những hành động khiêu khích và lấn át của Bắc Kinh trên biển Đông gần đây đối với các quốc gia láng giềng giữa bối cảnh thế giới đang nỗ lực đối phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán càng làm gia tăng căng thẳng.

Tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, đầu tháng tư Trung Quốc đã cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá và bắt các ngư dân Việt Nam. Sự việc này đã khiến Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phải ra tuyên bố lên án hành vi gây mất ổn định ở khu vực và làm chệch hướng nỗ lực của toàn cầu trong việc tập trung đối phó với đại dịch.

Biển Đông là một trong những lá bài để duy trì quyền kiểm soát chính trị của ĐCSTQ.

Cũng ngay trong tháng tư Trung Quốc tiếp tục tuyên bố thành lập các khu vực hành chính mới là quận Tây ra để quản lý khu vực Hoàng Sa và quận Nam Sa để quản lý khu vực Trường Sa khiến Việt Nam phải lên tiếng phản đối và yêu cầu Trung Quốc Tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.

Mới đây hôm 26 tháng 6 Banarnews công bố hình ảnh vệ tinh cho thấy dấu hiệu tiếp tục bồi đắp lấn biển tại một vịnh nhỏ ở đảo Phú Lâm để mở rộng đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng trái phép trước đó.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định không muốn phải chọn bên nào giữa Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai cường quốc thế giới

Xung đột thương mại và đại dịch viêm phổi Vũ Hán đẩy hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc và tình trạng căng thẳng dẫn đến những tranh giành ảnh hưởng trên toàn cầu trong đó có khu vực Châu Á với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển đông đang ngày càng nóng lên vì những hành động gây hấn của Bắc Kinh vào thời điểm này