Hôm 27 tháng 6 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết trên Twitter: “Chúng ta đều quan ngại về những hành vi của Bắc Kinh. Cùng ngày truyền thông Hoa Kỳ đưa tin Bắc Kinh tiến hành lấn biển quy mô lớn tại đảo Phú Lâm, căn cứ quân sự chủ yếu của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đảo Phú Lâm là nơi mà Trung Quốc bố trí làm thủ phủ của Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo mà Trung Quốc đã cướp trên tay người Việt vào ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Hoạt động bồi đắp lấn biển là những công cụ quan trọng phục vụ cho tham vọng địa chính trị ngày càng lớn của Bắc Kinh. Hiện nay không có một quốc gia nào có hoạt động, bồi đắp trái công ước quốc tế như Trung Quốc. Trung Quốc đã ngang ngược thực hiện chính sách bồi đắp lấn biển phi pháp quy mô lớn từ năm 2014, nhằm tạo ra những đảo nhân tạo mới ở Biển Đông, phá hủy môi trường tự nhiên và quân sự hóa những thực thể nước này lấn chiếm.

Tranh chấp căng thẳng trên biển Đông là một trong những lý do để người Việt đặt hy vọng vào Hoa Kỳ có thể kiềm hãm được sự tham lam, hung hăng của Trung Quốc. Đây là tâm lý dễ hiểu của đa số người Việt trước một Trung Quốc qua hàng ngàn năm chỉ muốn xâm chiếm, đồng hóa, tiêu diệt Việt Nam.

Hôm 27 tháng 6 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo còn viết: “Hoa Kỳ hoan nghênh sự kiên định của các nhà lãnh đạo ASEAN về việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982″.

Thượng đỉnh khối ASEAN lần thứ 36 kết thúc ngày 26 tháng 6 với tuyên bố chung khẳng định tầm quan trọng của thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Giới quan sát cho rằng đây là một bước tiến cho thấy ASEAN đã bước đầu thống nhất được lập trường để chống lại các tham vọng bành trướng của Bắc Kinh