Nhiều người coi tình trạng thâm hụt năng lượng hiện tại của châu Âu là một loại chủ nghĩa anh hùng, vì EU đã phải chịu một đòn kinh tế to lớn để áp đặt các biện pháp trừng phạt năng lượng đối với Điện Kremlin nhằm làm tê liệt nền kinh tế Nga với hy vọng chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng bên cạnh sự ngưỡng mộ, hành động của châu Âu cũng gây ra mối quan ngại lớn. 

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã công bố Triển vọng Năng lượng Thế giới 2022 và cảnh báo thế giới hiện đang trải qua một “cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu với độ sâu và độ phức tạp chưa từng thấy”, rằng “mọi thứ sẽ không thể quay trở lại như cũ”, và rằng “cuộc chiến của Nga ở Ukraine đang định hình lại năng lượng thế giới như thế nào”.

IEA viết như sau: “Châu Âu là trung tâm của cuộc khủng hoảng này, nhưng nó đang có những tác động lớn đối với thị trường, chính sách và nền kinh tế trên toàn thế giới…  Mối quan hệ năng lượng giữa châu Âu và Nga đang bị rạn nứt, đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại của cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch”. 

Nhiều người coi tình trạng thâm hụt năng lượng hiện tại của châu Âu là một loại chủ nghĩa anh hùng, vì EU đã phải chịu một đòn kinh tế to lớn để áp đặt các biện pháp trừng phạt năng lượng đối với Điện Kremlin nhằm làm tê liệt nền kinh tế Nga với hy vọng chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine. 

Tờ Economist gần đây đã đưa tin như sau: “Trong cuộc đấu tranh giúp đỡ Ukraine và chống lại sự xâm lược của Nga, châu Âu đã thể hiện sự đoàn kết, bền bỉ và sẵn sàng chịu những chi phí to lớn dựa trên nguyên tắc” .

Nhưng bên cạnh sự ngưỡng mộ, hành động của châu Âu cũng gây ra mối quan ngại lớn. Giá năng lượng hiện cao gấp 6 lần so với giá trung bình. Và như tờ Economist cảnh báo, rằng “Mối quan hệ giữa giá năng lượng và các trường hợp tử vong trong mùa đông có thể thay đổi trong năm nay”, rằng “giá điện hiện tại sẽ khiến số người tử vong cao hơn mức trung bình trong lịch sử ngay cả khi mùa đông ôn hòa nhất” . Bởi với “một mùa đông khắc nghiệt có thể cướp đi sinh mạng của tổng cộng 335.000 người”. 

Không chỉ châu Âu phải chịu những chi phí đó. Các lỗ hổng tài chính bắt nguồn từ châu Âu có nguy cơ gây bất ổn không chỉ đối với một số quốc gia mắc nợ nhiều hơn ở châu Âu, mà còn cả các quốc gia đang phát triển và các nước nhập khẩu năng lượng ròng trên toàn thế giới. 

IEA cảnh báo: “Như thường lệ, những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất có khả năng phải chịu đựng nhiều nhất. Căng thẳng không bắt đầu từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga, nhưng chúng đã trở nên trầm trọng hơn sau cuộc xâm lược này. Giá cao bất thường đang gây ra sự đánh giá lại các chính sách và ưu tiên năng lượng.”

Rõ ràng là, phần còn lại của thế giới bên ngoài châu Âu đang phải chịu gánh nặng to lớn từ cuộc chiến năng lượng giữa EU và Nga mà trong đó có chúng ta không liên quan gì ngay từ đầu. Hậu quả tàn khốc của cuộc chiến năng lượng giữa Nga và châu Âu đang đè nặng lên người tiêu dùng trên toàn thế giới, và nó sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn trong năm tới. 

Nhưng việc EU tẩy chay nguồn năng lượng giá rẻ của Nga lại đẩy nhiều quốc gia châu Âu rơi vào vòng tay của Trung Quốc, khiến các nước này có nguy cơ gặp phải những tổn thương tương tự và những cú sốc năng lượng trong tương lai nếu Trung Quốc quyết định sử dụng quyền lực của mình đối với vô số khoáng sản đất hiếm và các chuỗi cung ứng năng lượng Xanh khác mà họ kiểm soát. 

Điều kỳ lạ là, trong khi các quốc gia châu Âu tự ru ngủ rằng, các lệnh trừng phạt Nga dù tác động gây đau đớn cho họ, nhưng nó cũng đáng giá về mặt đạo đức để ủng hộ Ukraine. Họ thà chấp nhận hy sinh nền kinh tế của nước mình và buộc người dân phải sống trong khốn khó, còn hơn là sử dụng năng lượng giá rẻ của Nga. EU dường như cũng đồng thuận quan điểm rằng, họ thà bỏ tiền ra mua khí đốt giá cao của Mỹ và Trung Quốc (mà thực chất là khí đốt Nga) còn hơn phải công khai mua của Nga.

 Với sự khăng khăng đến kỳ lạ trong việc duy trì các lệnh trừng phạt vốn phản tác dụng với Nga, thực chất châu Âu trông giống như một kẻ khờ khạo hơn là một anh hùng.

Tuy nhiên, việc công khai không mua năng lượng của Nga không có nghĩa là châu Âu ngừng mua lén lút khí đốt từ Nga. 

Châu Âu tăng nhập khẩu khí đốt của Nga bất chấp lệnh trừng phạt

Bất chấp tuyên bố từ bỏ khí đốt của Nga, Đức và các nước châu Âu khác vẫn tiếp tục tích cực mua khí hóa lỏng (LNG) của Nga. Theo ước tính, lượng mua LNG của Nga thậm chí còn tăng hơn so với năm 2021.

Tờ the saxon cho biết, chính phủ Đức đã chính thức công bố ý định loại bỏ khí đốt của Nga, nhưng LNG của Nga vẫn tiếp tục thâm nhập thị trường Đức bằng cách thông qua khâu trung gian là Bỉ. 

Cụ thể, Bỉ là bên đứng ra mua LNG từ Nga, và được chuyển bằng tàu chở hàng và từ đó tỏa đến các nước EU khác. Do đó, những lần giao hàng như vậy không được hiển thị là hàng của “Nga” trong số liệu thống kê. 

Theo Phó chủ tịch Viện Stefan Koots, khối lượng LNG mua từ Nga thông qua khâu trung gian này không lớn lắm, chỉ khoảng 5 tỷ mét khối mỗi năm, và chiếm khoảng 5% tổng nhu cầu khí đốt của Đức. 

Tuy nhiên có một sự thật trớ trêu là, tổng nguồn cung LNG của Nga sang châu Âu đã đạt mức kỷ lục. 

Tờ Bloomberg cho biết: “Nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Nga tăng khoảng 40% trong một năm do người mua tranh giành để thay thế dòng chảy qua đường ống đang cạn kiệt. Đó là một liều thuốc đắng đối với nhiều người trong khối (EU), vốn đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề đối với Điện Kremlin để cắt đứt các nguồn tài chính thúc đẩy cuộc chiến ở Ukraine. EU đã chi kỷ lục 12,5 tỷ euro (13 tỷ USD) cho LNG của Nga từ tháng 1 đến tháng 9 – gấp 5 lần so với một năm trước đó”.

Trong số các quốc gia châu Âu, chỉ có Anh và các quốc gia vùng Baltic là ngừng mua LNG của Nga. Trong khi đó, các chuyến hàng LNG của Nga đến các cảng của Bỉ tăng hơn gấp đôi và nhập khẩu của Pháp tăng 60%.

Vì vậy có thể nói, ngoài mặt châu Âu tuyên bố tẩy chay năng lượng của Nga, nhưng đằng sau hậu trường, EU đang tranh giành nguồn vàng đen này và sẵn sàng quẳng vấn đề đạo đức đối với Ukraine sang một bên.

Có thể bạn quan tâm: