Châu Âu rung chuyển bởi các cuộc biểu tình rầm rộ
Hôm 28/10, chán nản với chi phí lương thực, năng lượng và nhà ở tăng cao, hàng chục nghìn người biểu tình ở Cộng hòa Séc tiếp tục xuống đường để phản đối và yêu cầu chính phủ Thủ tướng Petr Fiala từ chức, rút khỏi NATO và đàm phán mua khí đốt từ Nga.
Nhà tổ chức cuộc biểu tình Ladislav Vrabel cho biết: “Đây là một cuộc hồi sinh quốc gia mới và mục tiêu của nó là để Cộng hòa Séc được độc lập”.
Các cuộc biểu tình đã diễn ra ở cả thủ đô Praha cũng như thành phố Brno lớn thứ hai của Séc. Với khẩu hiệu “Cộng hòa Séc trên hết”, cuộc biểu tình đã thu hút sự ủng hộ mọi thành phần trong giới chính trị Séc.
Một diễn giả trong cuộc biểu tình nói: “Nước Nga không phải là kẻ thù của chúng ta, chính phủ của những người hâm mộ (chống Nga) mới là kẻ thù”. Chính phủ Czech đã viện trợ xe tăng và nhiều vũ khí hạng nặng khác cho Ukraine, đồng thời cung cấp gần 500 nghìn thị thực cho người tị nạn Ukraine đi kèm với các quyền lợi trong thời điểm nền kinh tế đất nước đang vô cùng khó khăn.
Những người biểu tình đã yêu cầu chính phủ Séc không cấp thường trú nhân cho những người tị nạn Ukraine.
Đây là cuộc biểu tình lớn thứ ba trong một loạt các cuộc biểu tình của người dân yêu cầu Cộng hòa Séc rút khỏi NATO và quan hệ tốt hơn với Nga. Chính phủ Séc đã cố gắng gạt bỏ tiếng nói của người dân biểu tình bằng cách gọi họ là “những tuyên truyền viên ủng hộ Điện Kremlin”.
Giống như các quốc gia trong liên minh EU, hiện chính phủ Séc đang phải chống chọi với lạm phát, giá cả tăng cao, bằng các gói cứu trợ cho doanh nghiệp và giới hạn giá điện cho các hộ gia đình.
Có thể nói, các cuộc biểu tình lớn tại Cộng hòa Séc hôm 28/10 vừa qua, là một phần của làn sóng bất bình đang gia tăng khắp châu Âu.
Trước đó ít ngày, hàng nghìn người đã biểu tình ở Pháp, yêu cầu mức lương cao hơn để bù đắp chi phí sinh hoạt tăng lên, trong đó bao gồm các cuộc đình công của giáo viên, của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và công nhân đường sắt.
Những tuần gần đây cũng đã chứng kiến các cuộc biểu tình tương tự ở Anh, Đức, Áo và Bỉ.
Liên tiếp những ngày đầu tháng 10, Vương quốc Anh chứng kiến các cuộc biểu tình do các liên đoàn lao động và các nhà hoạt động môi trường tổ chức, phản đối việc chi phí sinh hoạt và lạm phát tăng cao của đất nước.
Hàng ngàn người xuống đường phản đối chính quyền khi lạm phát ở Anh đang ở mức cao nhất trong vòng 40 năm qua.
Đồng bảng Anh là một trong những đồng tiền mạnh nhất thế giới, thì nay đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại so với đồng đô la, khi các nhà đầu tư tìm cách bán tháo sau kế hoạch tài chính thảm họa của chính quyền yểu mệnh Liz Truss, đe dọa kéo nền tài chính của Anh rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Kể từ khi Đảng Bảo thủ điều hành đất nước theo đường lối chống Nga điên cuồng và leo thang chiến tranh, Vương quốc Anh đã phải trả giá khi luôn trong tình trạng bất ổn về chính trị và kinh tế. Nhập cư gia tăng, nền kinh tế gặp khó khăn do cuộc chiến trừng phạt của nước này chống lại Nga và những bê bối của tầng lớp chính trị Anh, đã khiến người dân nước này mất lòng tin vào các nhà lãnh đạo của họ.
Thực tế chứng minh hai đời Thủ tướng Boris Johnson và Liz Truss cuồng tín chống Nga đều phải từ chức, cho thấy các nhà lãnh đạo nước này xa rời mong muốn và nhu cầu của người dân như thế nào.
Đề cập đến làn sóng biểu tình của người dân châu Âu, Giám đốc Viện Forsa của Đức, ông Manfred Güllner nói với tờ The Wall Street Journal rằng: “Đây chỉ đơn thuần là sự im lặng trước cơn bão – sự bất bình là rất lớn, và mọi người không có cảm giác rằng chính phủ có một chiến lược hợp lý để làm chủ cuộc khủng hoảng”.
Vào ngày 10/10, hàng nghìn người Đức đã diễu hành tại 15 thành phố, yêu cầu chính phủ đảm bảo một cuộc sống vừa túi tiền và ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine. Những người biểu tình cũng đã thúc giục chính phủ ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine và kêu gọi chấm dứt các lệnh trừng phạt của phương tây nhằm vào Nga, theo almayadeen.
Vào thời điểm 3/4 hộ gia đình Đức đang bị cắt giảm tiêu thụ năng lượng, chỉ có 9% người Đức cho rằng Thủ tướng Olaf Scholz có một chiến lược đúng đắn để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng.
Tiếp đến vào ngày 22/10, khoảng 24.000 người Đức tiếp tục xuống đường tại 7 thành phố, yêu cầu chính phủ giải quyết tình trạng khủng hoảng, đảm bảo an sinh xã hội cùng các biểu ngữ Không Chiến tranh.
Không chỉ châu Âu, sự bất mãn có khả năng sẽ lan rộng trên toàn thế giới, khi ngày càng có nhiều người liên kết mối liên hệ giữa các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga và cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn đối với họ. Tất cả đều gây ra bởi cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa Nga và Mỹ/NATO/EU trên các lãnh thổ không liên quan về mặt chiến lược.
Châu Âu trở thành tâm điểm của cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine và các nhà lãnh đạo châu Âu đã đưa ra 8 vòng trừng phạt, bất chấp tình cảnh khốn khó của người dân trong khối.
Một mùa đông lạnh lẽo u ám đang đeo bám châu Âu khi vào ngày 5/12 tới, lệnh trừng phạt dầu Nga bắt đầu có hiệu lực. Điều đó có nghĩa là, giới tinh hoa ở Brussel đang tìm kiếm mọi nguồn cung thay thế Nga, và đặt nhiều hy vọng vào nguồn cung cấp dầu, khí hóa lỏng có giá cao ngất trời của đồng minh Mỹ.
Lưu ý là, Mỹ đã vận chuyển khối lượng LNG kỷ lục để giúp các đồng minh EU, và khoảng 70% tổng lượng LNG xuất khẩu của Mỹ được chuyển đến châu Âu trong tháng 9.
Tuy nhiên, mọi hy vọng của châu Âu giờ đây có thể tan tành thành mây khói.
Có thể bạn quan tâm: