Cú hích lớn của Ukraine; Nga lên kế hoạch tấn công sớm?
Vụ tấn công vào doanh trại Nga đang cho truyền thông phương Tây cơ hội thổi phồng chiến thắng của Ukraine. Tuy nhiên vẫn có một cơ điểm để so sánh khi Nga là một quốc gia rộng lớn hơn, sở hữu ngành năng lượng và công nghiệp quốc phòng chuyên nghiệp hơn nhiều, và rõ ràng có mọi lợi thế hơn hẳn so với Ukraine.
Cú hích lớn của Ukraine
Như cựu trung tá Mỹ Alex Vershinin gần đây đã nhận định về về chiến thuật của cả hai bên và đi tới kết luận rằng:
“Các cuộc chiến tranh tiêu hao giành được chiến thắng thông qua việc sử dụng cẩn thận các nguồn lực của chính mình trong khi tiêu diệt đối thủ. Nga tham chiến với ưu thế vượt trội về trang thiết bị và cơ sở công nghiệp lớn hơn để duy trì và thay thế những tổn thất. Họ đã cẩn thận bảo toàn tài nguyên của mình, rút lui mỗi khi tình huống chiến thuật bất lợi cho họ.
Ukraine bắt đầu cuộc chiến với một nguồn tài nguyên ít hơn và chủ yếu dựa vào liên minh phương Tây để duy trì nỗ lực chiến tranh của mình… Sự phụ thuộc này đã gây áp lực buộc Ukraine phải thực hiện một loạt các cuộc tấn công để có thành công về mặt chiến thuật…
Câu hỏi thực sự không phải là liệu Ukraine có thể giành lại toàn bộ lãnh thổ của mình hay không, mà liệu Ukraine có thể gây ra tổn thất đủ lớn cho lực lượng dự bị của Nga để làm suy yếu sự thống nhất trong nước của Nga hay không.”
Thương vong là điều có thể xảy ra trong mọi cuộc chiến và người Nga, vốn đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới luôn biết rõ điều này. Đó là những gì đã xảy ra ở Makiivka khi năm mới vừa mới diễn ra được 2 phút. Gần 100 lính dự bị Nga đã thiệt mạng.
Nói chính xác hơn, Makiivka là một bàn phản lưới nhà lớn do những sai sót nghiêm trọng trong kỷ luật của chính người Nga, nhưng Điện Kremlin cũng đã chỉ trích vai trò của Mỹ trong việc giúp nhắm mục tiêu và thậm chí có thể phát động cuộc tấn công bằng tên lửa HIMARS.
Hôm 3/1, Bộ Quốc phòng Nga báo cáo rằng hơn 130 lính đánh thuê nước ngoài đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào căn cứ của họ gần Maslyakovka và Kramatorsk. Quân đội Nga cũng tiếp tục chiến dịch phản pháo khá thành công, đã dẫn đến việc loại bỏ nhiều vũ khí do phương Tây viện trợ.
Đó là 4 bệ phóng HIMARS, một số xe bọc thép của Cộng hòa Séc, 800 tên lửa HIMARS và một số súng của Ukraine đã bị phá hủy chỉ trong một ngày. Số vũ khí này nhiều hơn những gì phương Tây có thể cung cấp trong những tháng tới.
Ngay cả tờ New York Times hôm 3/1 cũng thừa nhận rằng Nga đang làm cạn kiệt Ukraine cũng như sự hỗ trợ của phương Tây bằng cách sử dụng vũ khí rẻ tiền để tiêu hao Ukraine. Tờ này có đoạn viết như sau:
“Theo các chuyên gia, máy bay không người lái Shahed-136 do Iran sản xuất mà Moscow ngày càng tin dùng kể từ tháng 10 là thiết bị tương đối đơn giản và khá rẻ, trong khi dàn vũ khí dùng để bắn hạ chúng có thể đắt hơn nhiều. Máy bay không người lái tự sát có thể chỉ tốn 20.000 đô la để sản xuất, trong khi chi phí bắn một tên lửa đất đối không có thể dao động từ 140.000 đô la cho S-300 thời Liên Xô đến 500.000 đô la cho một quả tên lửa NASAMS của Mỹ”.
Thực tế chứng minh rằng, người Nga quan tâm đến các nguồn tài nguyên của mình trong khi Ukraine và NATO đã lãng phí phần lớn vũ khí mà thực chất là từ tiền thuế của công dân Mỹ.
Đã có khá nhiều tin đồn dai dẳng về việc Nga sẽ mở các cuộc tấn công quy mô lớn tại Ukraine. Và nó diễn ra khi nào và theo hướng nào?
Nga đang lên kế hoạch tấn công sớm?
Truyền thông strana của Ukraine hôm 5/1 cho biết, có khả năng Nga mở đợt tấn công từ ngả Belarus, khi trong những tháng gần đây nước này tăng cường tập hợp quân đội chung với Nga. Ngoài ra Bộ Quốc phòng Ukraine xác nhận các đoàn tàu chở xe bọc thép [của Nga] đang tới Belarus.
Phía Ukraine nhận định việc Belarus rục rịch nhận các lô thiết giáp Nga đã tạo ra một thách thức lớn buộc chính quyền Kyiv phải duy trì nguồn lực ở gần biên giới phía bắc. Để có đủ số quân đối trọng với Belarus, Tổng thống Zelensky buộc phải điều một lượng lớn binh sĩ khỏi Donbass hoặc Zaporozhye.
Trong khi ấy, Kênh Tổng kết Quân sự của nhà bình luận Dima mới đây đã phân tích về cách người Nga có khả năng mở các đợt tấn công lớn từ ngả phía nam là Mariupol, và từ phía bắc là Kharkiv. Hai hướng này có thể cắt đứt các tuyến đường sắt nối phía tây Ukraine với tiền tuyến phía đông, nơi có khoảng hơn 80% quân đội Ukraine đang triển khai tại đây.
Quân đội Ukraine, giống như quân đội Nga, phụ thuộc vào các tuyến đường sắt để vận chuyển quân trang. Cả hai đều không có đủ xe tải để vận chuyển một lượng lớn vật tư cần thiết để hỗ trợ chiến tranh.
Để duy trì nguồn tiếp tế, phía Nga cũng phải dựa vào các tuyến đường sắt và quan trọng nhất là phải tạo ra một số hành lang an toàn xung quanh tuyến đường này. Một số tuyến đường sắt sẽ bị hư hại do giao tranh nhưng Nga có các trung đoàn đường sắt đặc biệt được huấn luyện và trang bị để sửa chữa trong điều kiện chiến tranh.
Chuyên gia quân sự Dima cho biết, nếu tấn công từ Mariupol, Nga sẽ điều quân di chuyển đến thành phố Pavlovgrad, trong khi theo hướng bắc từ Kharkiv sẽ nhắm đến mục tiêu là thành phố Lozova.
Nếu Nga kiểm soát 2 khu vực này, lực lượng Ukraine ở mặt trận Donbass sẽ bị cắt đứt hoàn toàn với phần còn lại của đất nước. Thiếu nguồn tiếp tế, binh sĩ Ukraine buộc phải đầu hàng hoặc sẽ bị tiêu hao sinh lực.
Tuy nhiên để chinh phục được 2 hướng tấn công này, đòi hỏi Nga phải có một lực lượng binh sĩ đáng kể khi phải di chuyển quãng đường dài hơn 200 km. Nhưng sau khi huy động quân dự bị, Nga có thêm 300.000 binh sĩ. Theo nhà bình luận Dima, mỗi cuộc tấn công chỉ cần từ 75 nghìn đến 100 nghìn quân là đủ, trong khi số còn lại sẽ kìm chân quân đội Ukraine ở Donbass.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Khi nào người Nga sẽ tiến hành cuộc tấn công này?
Hiện tại do thời tiết ấm hơn bình thường nên mặt đất ở Ukraine vẫn chưa bị đóng băng và bùn lầy sẽ xuất hiện vào tháng Ba và tháng Tư. Ngoài ra phía Nga cũng có thể phải tính đến những yếu tố khác, như chính trị và kinh tế, để đi tới quyết định phát động tấn công sớm hơn hoặc muộn hơn.
Nếu kế hoạch này thành công, xung đột sẽ sớm kết thúc. Lực lượng Nga sẽ tự do di chuyển đến bất cứ nơi nào ở Ukraine mà ít đối mặt với sự kháng cự. Việc tái chiếm Kherson và Odessa sau đó sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Câu hỏi lớn là Mỹ sẽ phản ứng như thế nào nếu Ukraine bại trận? Điều đó có nghĩa là NATO sẽ thua trong cuộc chiến chống lại Nga và tất nhiên sẽ gây ra thiệt hại chính trị nghiêm trọng và làm mất uy tín của Mỹ.
Nhà bình luận người Mỹ Thomas Lipscomb và là Chủ tịch Trung tâm Tương lai Kỹ thuật số ở New York trong bài viết hôm 1/1 có tiêu đề: ĐIỀU QUAN TRỌNG TRONG 6 THÁNG TỚI Ở UKRAINE – ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA SAU ĐÓ? có đoạn như sau:
“Mỹ sẽ phản ứng như thế nào khi nhận ra rằng những năm tháng Mỹ/NATO đã lên kế hoạch cho Chiến tranh ủy nhiệm ở Ukraine mà [cựu thủ tướng Đức] Angela Merkel gần đây tiết lộ, đã không dẫn đến sự sụp đổ quyền lực Nga và lật đổ Putin, mà là sự hủy diệt và chia rẽ của Ukraine và các quốc gia khác, đồng thời phơi bày thách thức quân sự của Mỹ và NATO kém hơn rất nhiều so với danh tiếng vốn có? Đây là nỗi sợ hãi mà chính quyền Biden đã thực sự bộc lộ trong cuộc họp tại Nhà Trắng trong chuyến thăm của Zelensky trước Giáng sinh.
Bằng cách kiểm soát hoàn toàn các phương tiện truyền thông, Mỹ /NATO có thể ngăn người dân của mình biết về thảm họa này đối với các cường quốc và kỳ vọng của phương Tây trong một thời gian đáng kể. Nhưng hiệu ứng quốc tế sẽ diễn ra ngay lập tức.
Kế hoạch quân sự của Mỹ đã từng mang tầm đẳng cấp thế giới. Nhưng ai lại lên kế hoạch cho một cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại Nga, một trong những bậc thầy về pháo binh được công nhận với công nghệ phòng không tốt hơn nhiều so với bất kỳ nước phương Tây nào, rồi trang bị cho Ukraine con rối của chúng ta những vũ khí kém cỏi và chỉ đủ đạn dược cho sáu tháng? Và chắc hẳn các nhà hoạch định Mỹ không thể không biết rằng không còn một cơ sở sản xuất nào để tiếp tế, và các kho hàng của NATO gần như trống rỗng?”.
Với những nhận định như trên, nhà bình luận Mỹ Lipscomb đã cho thấy sẽ có nhiều hậu quả khác nhau khi chính quyền Biden hoàn toàn thiếu tỉnh táo. Ông viết như sau:
“Nhưng giới lãnh đạo hiện tại của Mỹ là một nhóm hoàn toàn ngu ngốc, bị mù quáng bởi hệ tư tưởng, sự kiêu ngạo và ảo tưởng theo đuổi quyền bá chủ toàn cầu “dựa trên quy tắc”, một cơ hội đã qua từ lâu, như thành tích của chúng ta trong cuộc chiến ủy nhiệm này đã cho thấy. Mỹ đã chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh nhưng lại đánh mất nền hòa bình. Tư duy chiến lược và quân sự này đã lỗi thời…
Cuộc Tái lập Toàn cầu Vĩ đại dưới quyền bá chủ đơn cực của Mỹ cũng đã thất bại. Diễn đàn Kinh tế Thế giới giờ đây cũng có liên quan như Đế chế La Mã Thần thánh. Tất cả những gì họ có thể tiếp tục làm là khủng bố các quốc gia ngày càng độc đoán của phương Tây bằng các đề xuất chính sách ngu ngốc.
Nỗ lực tiêu diệt Nga đã thúc đẩy nước này bùng nổ tài ngoại giao và khả năng lãnh đạo xuất chúng của Putin và nhóm của ông, những người đã âm thầm chứng minh rằng phần còn lại của thế giới ủng hộ chủ quyền và một thế giới đa cực.”
Đây là những lời nhận xét của một nhà bình luận uy tín của Mỹ. Nhưng liệu chính quyền Biden có cho phép Ukraine thua trong cuộc chiến này không? Có lẽ là không, Mỹ thà leo thang còn hơn bị mất thể diện, và trong tương lai gần Ukraine vẫn là địa ngục chiến tranh.
Có thể bạn quan tâm: