Sử dụng camera tốc độ cao và đèn hồng ngoại, các nhà khoa học đã ghi lại được những thước phim quý về cú đá chuột kanguru chống lại các cuộc tấn công của rắn chuông.

Cú đá ngoạn mục của chuột kanguru chống lại cuộc tấn công của rắn chuông

Ẩn mình trong cát sa mạc là một kẻ săn mồi nguy hiểm chuẩn bị tấn công. Kẻ săn mồi này là rắn chuông. Đối tượng tấn công là loài chuột kanguru.

Thước phim quý giá được các nhà khoa học đăng tải trên kênh National Geographic Wild cho thấy chú chuột với cú đá mạnh mẽ và cú nhảy ngoạn mục đã thoát khỏi cú tấn công đáng sợ này của rắn chuông.

Các nhà khoa học đã dùng camera tốc độ cao và đèn hồng ngoại để ghi lại các cuộc tấn công của rắn chuông đối với các chú chuột túi. Họ nhận định rằng chuột kanguru rất nhạy cảm, có thể phát hiện cuộc tấn công. Gọi là chuột kanguru vì chúng có khả năng nhảy rất cao như kanguru vậy.

Chỉ trong vài mili giây, chuột kanguru có thể thu mình rồi bật lên rất cao tránh được cú đợp của rắn chuông.

Sự nguy hiểm của rắn chuông

Loài rắn đuôi chuông được phân loại là loài rất độc. Lượng nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật nhỏ khác; khiến cho tim của đối tượng ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn.

Khi bị cắn bởi rắn đuôi chuông, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu. Việc này khiến phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong. Vết thương khi bị rắn chuông cắn sẽ sưng lên và đau dữ dội. Nạn nhân sẽ cảm thấy lo lắng, buồn nôn và dần yếu đi, suy tim và chết trong vòng từ 6 đến 48 tiếng. Nếu được cứu chữa bằng huyết thanh trong 2 tiếng đầu tiên, nạn nhân sẽ có cơ hội hồi phục nhanh chóng. Trẻ em khi bị rắn cắn thường có các triệu chứng nguy hiểm hơn người lớn.

Xem thêm: