Liên minh chống Nga bắt đầu rạn nứt
Trong khi quan chức châu Âu một mặt vẫn cố giả vờ là đang tẩy chay dầu khí của Nga, nhưng mặt khác vẫn lại đang thu mua khí đốt của Nga thông qua hai nhà trung gian Ấn Độ và Trung Quốc, thì Nhật Bản cho thấy họ tỉnh táo hơn nhiều.
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định chính thức nới lỏng các lệnh trừng phạt Nga, bằng cách vẫn tham gia vào dự án dầu khí Sakhalin-1, bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt sau khi Nga tấn công Ukraine hồi tháng 2, theo Nikkei.
Tập đoàn ExxonMobil của Mỹ từng nắm giữ 30% cổ phần Sakhalin-1, đã thông báo hồi tháng 3 rằng, họ sẽ rút khỏi dự án để tuân thủ lệnh trừng phạt. Hơn 6 tháng sau, Nhật Bản quyết định không tiếp bước tập đoàn ExxonMobil.
Trong khi đó, Nga thành lập một công ty mới để tiếp quản dự án Sakhalin-1 theo một sắc lệnh của tổng thống Putin, buộc các nhà đầu tư phải lựa chọn bên.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản là bên liên quan sở hữu 30% cổ phần điều hành hiện tại của Sakhalin-1 – cùng với các nhà đầu tư khác bao gồm Itochu, Japan Petroleum Exploration và Marubeni.
Còn nhớ vào tháng 5, các thành viên G7 đã quyết định cấm nhập khẩu dầu thô của Nga. Mặc dù G7 không quyết định về khung thời gian mà chỉ nói rằng lệnh cấm sẽ được thực thi một cách “kịp thời và có trật tự”, thì việc Nhật Bản tiếp tục tham gia Sakhalin-1 sẽ đi ngược lại sự đồng thuận giữa các thành viên G7.
Nói tóm lại, Nhật Bản sẽ là quốc gia trong nhóm G7 đầu tiên chính thức vi phạm liên minh chống Nga.
Người Nhật có lý do riêng của họ và không mù quáng như các đồng minh châu Âu. Nhật Bản phụ thuộc vào Trung Đông tới 95% lượng dầu thô nhập khẩu, vì vậy chính phủ nước này coi việc sở hữu cổ phần trong các dự án của Nga là điều cần thiết để đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định.
Vào ngày 7/10, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh chuyển Sakhalin-1 cho một công ty mới thành lập, được đăng ký vào ngày 14/10. Các bên liên quan trong dự án có một tháng để quyết định xem có đầu tư vào công ty mới hay không. Các cơ quan, tập đoàn liên quan của Nhật Bản, bao gồm cả Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, đã xem xét các lựa chọn của họ. Bây giờ họ đã quyết định.
Tập đoàn Rosneft thuộc công ty dầu khí nhà nước Nga dự kiến sẽ vận hành Sakhalin-1 sau khi ExxonMobil rút vốn.
Rosneft và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Ấn Độ trước đây từng nắm giữ 20% cổ phần của dự án.
Nga cũng đã chuyển giao hoạt động của dự án khí đốt tự nhiên Sakhalin-2 cho một công ty mới. Các nhà đầu tư Nhật Bản Mitsui & Co. và Mitsubishi Corp. quyết định giữ lại cổ phần của họ trong dự án và việc tiếp tục đầu tư của họ đã được chính phủ Nga chấp thuận.
Dự đoán tại Hội nghị G20 sắp tới, Thủ tướng Fumio Kushida được cho là sẽ khá khó xử, bởi Nhật là một trụ cột chính của G7 ở châu Á. Nếu thủ tướng Fumio Kushida quyết định sẽ ngồi vào bàn bên cạnh Tổng thống Putin, thì hẳn cũng không có gì phải ngạc nhiên.
An ninh năng lượng chính là chìa khóa cho sự độc lập và tự chủ chiến lược của một quốc gia. Và chính quyền của Thủ tướng Kushida đã đưa ra những lựa chọn có lợi nhất cho quốc gia của mình.
Giống như tại Nhật, các mặt hàng năng lượng của Nga đã đóng vai trò là trụ cột xương sống cho các ngành công nghiệp cũng đáp ứng cuộc sống tiện nghi, hiện đại của châu Âu. Nhưng các lãnh đạo thiếu lý trí của châu lục này vẫn cương quyết tẩy chay năng lượng Nga cho tới khi mọi chuyện trở nên quá muộn với họ.
Có thể bạn quan tâm: