Một người tử vong, hàng chục căn nhà bị cuốn trôi, vùi lấp sau cơn lũ ống đổ về, kéo dài nhiều giờ tại huyện miền núi Kỳ Sơn, Nghệ An.

1 người chết, 15 ngôi nhà bị cuốn trôi sau trận lũ ống ở Nghệ An

Theo thông tin từ UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), sáng 2/10, một người ở bản Sơn Hà, xã Tà Cạ, bị nước lũ cuốn trôi, thiệt mạng.

Trận lũ ống cũng cuốn đi 15 ngôi nhà của người dân ở xã Tà Cạ, làm ngập 50 ngôi nhà của người dân bản Hòa Sơn (xã Tà Cạ) và thị trấn Mường Xén. Lãnh đạo địa phương đã sơ tán 25 người dân tại thị trấn Mường Xén đến nơi an toàn. Mưa lớn gây ngập lụt tại các cơ quan hành chính của huyện Kỳ Sơn.

Ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ.

Đến 12h ngày 2/10, mưa lũ làm cô lập 2 xã Tây Sơn và Tà Cạ, trong đó bản Hòa Sơn (xã Tà Cạ) có 236 hộ với 966 nhân khẩu bị cô lập hoàn toàn, chưa thể tiếp cận được, xem chi tiết báo VTC NEWS.

Rác bủa vây vịnh Vũng Rô

Những ngày qua, tại vịnh Vũng Rô,vịnh Vũng Rô, thị xã Đông Hòa, Phú Yên ngập ngụa rác. Nhiều loại rác thải như bao nylon, chai nhựa, bao tải, xác động vật bốc mùi hôi thối cả khu vực.

Ảnh chụp màn hình báo VTC NEWS.

Dọc bờ, người dân cứ đi vài mét thấy rác chất đống. Trên mặt biển, những lồng nuôi tôm hùm, cá trở thành nơi chứa rác thải dạt vào, xem chi tiết báo VnExpress.

Trung Quốc ngừng mua, giá cau tươi tuột dốc không phanh

Giá cau tươi tại một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên lại tuột dốc không phanh sau khi tăng chóng mặt vào năm ngoái. Nguyên nhân được cho là do Trung Quốc giảm thu mua, hàng còn tồn đọng nhiều nên các cơ sở ngừng thu mua.

Theo ghi nhận của PV Báo Dân Việt, tại Krông Năng (Đắk Lắk), giá cau còn 17.000-18.000 đồng/kg, trong khi ở Hoài Nhơn (Bình Định), giá cau còn giảm sâu hơn nữa.

Ngoài ra, cũng có nguyên nhân là do cau được giá những năm trước nên bà con trồng ồ ạt. Tại huyện Cư Kuin (Đắk Lắk), những năm trước, giá cau dao động trong khoảng 60.000-80.000 đồng/kg nên nhiều nông dân đổ xô trồng loại cây này.

Nhiều cây xăng ở miền Tây tiếp tục nghỉ bán

Nhiều cây xăng ở các tỉnh miền Tây lại diễn ra tình trạng đóng cửa, xin ngừng kinh doanh với lý do thua lỗ, hết vốn nhập hàng. Một số tỉnh khác như Đồng Tháp, An Giang… cũng ghi nhận trường hợp tương tự.

Tại một cây xăng ở Đồng Tháp, nhiều người phải dắt bộ xe máy, năn nỉ cửa hàng bán, thậm chí có lời lẽ nặng nhẹ… nhưng vẫn không mua được xăng vì cửa hàng đóng cửa.

Hiện Sở Công Thương tỉnh An Giang cho biết đã tiếp nhận 24 thông báo tạm dừng kinh doanh xăng dầu, trong đó tháng 9 có 10 doanh nghiệp. Lý do đưa ra là kinh doanh thua lỗ, hoa hồng thấp, đi ăn đám giỗ, hết vốn kinh doanh, không người quản lý cửa hàng… xem chi tiết báo VnExpress.

Số người chết trong vụ bạo loạn sân cỏ ở Indonesia tăng lên 174

Theo CNN Indonesia, Cơ quan Quản lý Thảm họa Khu vực Đông Java, số người thiệt mạng trong vụ bạo loạn xảy ra trên sân Kanjuruhan (trận đấu giữa Arema và Persebaya) đã nâng lên con số 174.

Ảnh chụp màn hình báo Zing.

Trong số các nạn nhân vẫn đang được phân bổ điều trị tại 8 bệnh viện, có 11 người bị thương nặng và 298 người khác bị thương nhẹ. Đây là thảm kịch lớn nhất trong lịch sử thể thao Indonesia và là một trong những vụ bạo loạn thương tâm nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.