Hôm 11/12, Tổng thống Zelensky trong cuộc điện đàm với Tổng thống Joe Biden đã thông báo về “hậu quả của vụ khủng bố tên lửa Nga, khiến khoảng 50% cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã bị phá hủy”, theo CNN.

Kể từ thứ Sáu tuần trước, chính quyền Kyiv bắt đầu sửa đổi con số tổn thất từ 40% mà họ đã ước tính lên 50%. Tuy nhiên thực tế con số này có thể cao hơn rất nhiều.

Tháng vừa qua cũng đã chứng kiến ​​một số cuộc tấn công tên lửa lớn nhất của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine, khiến toàn bộ các thành phố, bao gồm cả Odessa và một số thành phố ở phía nam mất điện giữa thời tiết lạnh giá.

Cũng trong ngày thứ Hai, Tổng thống Zelensky đã kêu gọi G7 trang bị thêm vũ khí, bao gồm “xe tăng hiện đại”, “pháo, tên lửa và nhiều tên lửa tầm xa hơn”, đồng thời thừa nhận quân đội của ông đang cạn kiệt khi đối mặt với lực lượng Nga được trang bị vũ khí vượt trội hơn. Tổng thống Zelensky đã yêu cầu các quốc gia G7 cung cấp  “khoảng 2 tỷ mét khối” khí đốt bổ sung để giúp người dân vượt qua mùa đông.

Điều thú vị là,Tổng thống Zelensky đã yêu cầu Nga phải rút toàn bộ lực lượng trước lễ Giáng khi ông phát biểu qua màn hình tại Hội nghị thượng đỉnh G7: “Tôi đề nghị Nga ít nhất cố gắng chứng minh rằng họ có khả năng từ bỏ hành động xâm lược. Việc bắt đầu rút quân đội Nga khỏi lãnh thổ Ukraine được quốc tế công nhận vào Giáng sinh này là đúng đắn. Nếu Nga rút quân khỏi Ukraine, điều đó sẽ đảm bảo chấm dứt chiến sự lâu dài”. 

Sau đó, vào thứ Ba, Tổng thống Zelensky tiếp tục kêu gọi tại một hội nghị gây quỹ quốc tế ở Paris do Tổng thống Emmanuel Macron tổ chức. Ông tiếp tục  nói rằng Ukraine cần 800 triệu euro để sửa chữa khẩn cấp cơ sở hạ tầng bị hư hại, theo NDTV.

Trong khi tiếp tục đi xin tiền để tồn tại qua mùa đông, chính quyền Tổng thống Zelensky cũng đang phải hứng chịu những thất bại quân sự liên quan đến việc các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine bị phá hủy nghiêm trọng.

Thất bại quân sự của Ukraine đang trở nên thực tế hơn

Trong những ngày gần đây, thất bại quân sự của Ukraine đang trở nên ngày càng rõ ràng hơn bởi hạ tầng năng lượng của nước này đang bị phá hủy triệt để, dẫn đến mọi sự vận chuyển hậu cần quân sự, cũng như thông tin liên lạc giữa các đơn vị gặp khó khăn. Ngoài ra, lực lượng vũ trang Ukraine không thể tiến hành công việc sửa chữa các thiết bị vũ khí bị hư hỏng. 

Tác động của các cuộc tấn công vào hệ thống năng lượng của Ukraine đã làm giảm thiểu đáng kể khả năng chiến đấu của các binh sĩ, vì lực lượng nước nay đã mất khả năng sửa chữa các thiết bị hư hỏng trong các trận chiến. 

 Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal gần đây đã mô tả như sau: “Thật không may, Nga tiếp tục tấn công tên lửa vào cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng của Ukraine, chống lại dân thường và tước đi ánh sáng, nước, nhiệt và thông tin liên lạc trong mùa đông … Gần một nửa hệ thống năng lượng của chúng tôi đã bị Vô hiệu hóa,” theo Aljazeera.

Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov cho rằng nếu không có điện, quân đội Ukraine không thể sửa chữa các phương tiện bọc thép bị hư hại trong chiến sự và nguồn cung vũ khí của phương Tây cho Ukraine cũng không thể bù đắp cho những tổn thất này. 

Việc Ukraine buộc phải vận chuyển vũ khí hỏng hóc đem đi sửa chữa với quãng đường xa hàng nghìn cây số tới các quốc gia thành viên EU bằng đường sắt là rất khó khăn.

Tờ Wall Street Journal từng đề cập đến loại pháo tự hành Panzerhaubitze “được đưa đến Litva để sửa chữa, cách mặt trận Kherson gần 900 dặm (tương đương hơn 1.400 km ở miền nam Ukraine”. Vì lý do này, nguồn cung cấp từ phương Tây không còn đáp ứng kịp nhu cầu của quân đội Ukraine, dẫn đến lực lượng nước này lâm vào tình trạng thiếu vũ khí hạng nặng và xe bọc thép, mất nhiều thiết bị hơn là họ nhận được để đổi lấy thiết bị mới.

Thêm nữa, châu Âu khó lòng viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine khi gần đây chính người đứng đầu Ủy ban chính sách đối ngoại EU, ông Josep Borrell thừa nhận, rằng “cuộc chiến của Nga với Ukraine đã làm cạn kiệt kho dự trữ vũ khí của EU và cho thấy khối này thiếu các khả năng quan trọng để tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa từ bên ngoài”, theo Euronews.

Cũng theo lời của ông Josep Borrell thì “tổ hợp công nghiệp quốc phòng của châu Âu đã không được đầu tư đúng mức sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc”, và “kho dự trữ quân sự của khối này đã nhanh chóng cạn kiệt do nhiều năm không được đầu tư.” Do vậy, chắc chắn việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine sẽ giảm hàng tháng”.

Tổng thống Putin tuần trước cho biết các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine là để trả đũa, đồng thời nói thêm rằng sẽ không có gì cản trở Chiến dịch đặc biệt. Ông nói: “Bây giờ có rất nhiều ồn ào về các cuộc tấn công của chúng tôi vào cơ sở hạ tầng năng lượng của một quốc gia láng giềng. Vâng, chúng tôi làm điều đó. Nhưng ai đã bắt đầu? Ai tấn công cầu Crimea? Ai đã cho nổ đường dây điện từ nhà máy điện hạt nhân Kursk?”.

Có thể bạn quan tâm: