Một chu kỳ kỳ lạ mà sau mỗi lần NATO leo thang, người Nga bước đầu có vẻ im ắng kiểu cam chịu, sau đó bỗng ra đòn dồn dập, mà chuỗi tấn công phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine kéo dài nhằm trả đũa cho vụ nổ cây cầu Crimea, hay vụ tấn công cảng  Sevastopol. 

Trong những tuần qua, có ba sự kiện lớn nhằm vào Nga gồm: Cuộc tấn công vào đường ống Nord Stream 1 và 2; vụ tấn công nổ một đoạn cầu Crimea; và cuộc tấn công vào căn cứ của Hạm đội Biển Đen ở cảng Sevastopol. Đây là ba sự kiện hoàn toàn khác nhau nhưng cùng chung mục đích là để khiêu khích Nga. 

Cuộc phá hoại đường ống Nord Stream được coi là một hành động khủng bố quốc tế thuần túy, vì nó nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự thuộc sở hữu của một số quốc gia và tổ chức doanh nghiệp.

Vụ nổ cầu Crimea là một cuộc tấn công nghi binh, sử dụng một chiếc xe tải chở đầy chất nổ do một kẻ đánh bom liều chết hoặc một người dân vô tình đã buộc phải vận chuyển nó.

Cuộc tấn công cảng Sevastopol hoàn toàn là một cuộc tấn công quân sự. Bởi mục tiêu ​​là Hạm đội Biển Đen của Nga và các phương pháp được sử dụng bao gồm UAV và thiết bị không người lái hàng hải.

3 sự kiện trên đều cho thấy mức độ tấn công khiêu kích leo thang dần dần. Vậy NATO đang cố gắng đạt được điều gì sau 3 sự cố trên? 

Ý định của NATO đã trở nên rõ ràng. Đó là tạo ra các vụ khiêu khích leo thang càng nhiều càng tốt nhằm vào các cơ sở trọng yếu của Nga để buộc nước này phải trả đũa. Với sự trợ giúp đắc lực của thông tin 1 chiều, truyền thông dòng chính phương Tây có nhiệm vụ phải làm sao cho công chúng thấy Nga là bên leo thang, và tô dựng một lý do chính đáng kiểu Putin là một Hitler, Putin muốn “khôi phục lại Liên Xô ” và “người Nga đơn giản là những kẻ man rợ, không phải người châu Âu, chuyên đi xâm chiếm và cướp bóc toàn bộ châu Âu nếu không có các lực lượng vũ trang Ukraine anh hùng chiến đấu chống lại “. 

Kết cục là nếu Nga tung đòn trả đũa, phương Tây tập thể sẽ hủy bỏ và tiêu diệt nước Nga. 

Nhưng Tổng thống Putin và các quan chức cấp cao của mình đã không phản ứng chính xác những gì mà NATO đang toan tính. Nếu chú ý quan sát, sẽ thấy một chu kỳ hoàn toàn kỳ lạ diễn ra như sau: NATO khiêu khích Nga – Nga không phản ứng như dự định – Tổng thống Putin bị buộc tội nhu nhược, thiếu quyết đoán hoặc thậm chí là hèn nhát – Nga làm điều gì đó bất ngờ – Nga ngày càng mạnh hơn – NATO ngày càng yếu thế – Và cuối cùng, để che giấu vị thế ngày càng suy giảm nhanh chóng của mình, NATO lại tiếp tục khiêu khích Nga.

Đây là một chu kỳ kỳ lạ mà sau mỗi lần NATO leo thang, người Nga bước đầu có vẻ im ắng kiểu cam chịu, sau đó bỗng ra đòn dồn dập, mà chuỗi tấn công phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine kéo dài nhằm trả đũa cho vụ nổ cây cầu Crimea, hay vụ tấn công cảng  Sevastopol. 

Thực tế cho thấy, mỗi cuộc tấn công khiêu khích của Ukraine và NATO đều không mang lại bất kỳ lợi thế quân sự nào, mà chỉ càng cho thấy rõ thêm tình huống thất bại mà NATO đang gặp phải. Cụ thể là: 

Thứ nhất, Lực lượng Ukraine là quân đội lớn nhất và được Mỹ, NATO đào tạo và huấn luyện trong suốt 8 năm qua, hầu hết đã bị Nga phi quân sự hóa và phi phát xít hóa. 

Thứ hai, NATO hiện cung cấp cả lính đánh thuê nước ngoài và trang thiết bị vũ khí để bù đắp cho những tổn thất, mất mát khó bù đắp được của Lực lượng vũ trang Ukraine.

Và chỉ càng làm cho mọi thứ tồi tệ hơn, các nước Baltic đã viện trợ hầu hết các khí tài từ thời Liên Xô cũ của họ cho Ukraine, và đã nhanh chóng bị người Nga phá hủy, bao gồm khoảng 6.000 xe tăng chiến đấu chủ lực và xe bọc thép.

Thứ ba là các kho vũ khí dự trữ của Mỹ và NATO đã bị thu hẹp lại đáng kể, một phần là do Nga phá hủy, một phần là mất hút vào hố đen không đáy của Ukraine. 

Ngoài ra, hầu hết các hệ thống vũ khí do phương Tây sản xuất được chuyển đến Ukraine với số lượng không đủ để có thể tạo ra sự khác biệt về mặt lý thuyết. 

Để có đủ lực lượng tiến hành một cuộc tấn công vũ khí tổng hợp chống lại Nga, NATO sẽ buộc phải đưa một lượng lớn thiết bị và binh sĩ vào Ukraine một cách an toàn. Điều này sẽ phải mất nhiều tháng và đơn giản là không thể thực hiện được, đặc biệt là khi thiếu vắng hệ thống phòng không hiện đại ở EU. Trong khi ấy, người Nga có đủ lực lượng vũ trang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao với số quân dự bị đông đảo, và cho một chiến dịch vũ khí tổng hợp.

Và rõ ràng khi NATO càng leo thang chống lại Nga, thì Ukraine lại càng chịu tổn thất, mà minh chứng rõ nhất chính là vụ tấn công cảng Sevastopol. Không chỉ các cơ sở hạ tầng năng lượng bị phá hủy ngay trước ngưỡng cửa mùa đông, mà thành phố cảng của Odessa ngày càng lọt vào tầm ngắm của Moscow.

Có thể bạn quan tâm: