Người Nga đã chi 65,9 tỷ đô la vào năm 2021 cho ngân sách quốc phòng, trong khi Mỹ dành tới 801 tỷ đô la. Tuy nhiên tại một số lĩnh vực công nghệ quân sự quan trọng, người Nga lại đang dẫn đầu thế giới. 

Câu trả lời đơn giản là: Trong khi ở Mỹ các nhà sản xuất vũ khí thuộc sở hữu tư nhân và một bộ phận chính trị gia sẽ đem lại các hợp đồng béo bở làm giàu cho các nhà đầu tư của họ, thì các nhà sản xuất vũ khí của Nga lại thuộc sở hữu đa số của Chính phủ và chỉ phục vụ cho nhiệm vụ của quốc gia. 

Chính phủ Nga sẽ là cơ quan kiểm soát các công ty này, thay vì phục vụ các nhà đầu tư tư nhân. Trong khi ấy, các tập đoàn sản xuất vũ khí Mỹ sẽ là bên kiểm soát Chính phủ bằng cách vận động hành lang và quyên góp tiền trong các cuộc vận động bầu cử Tổng thống.  

Ở Mỹ, các nhà sản xuất vũ khí kiểm soát Chính phủ của chính họ và cả các Chính phủ ‘đồng minh’. 

Nên chẳng có gì ngạc nhiên khi ngày 16/12 vừa qua, tại thủ đô Washington, Đại sứ quán Ukraine đã tổ chức tiệc chiêu đãi để vinh danh lễ kỷ niệm 31 năm ngày thành lập Lực lượng vũ trang Ukraine. 

Điều đáng nói là, trên thiệp mời dự tiệc chiêu đãi có in logo nhà tài trợ là các nhà thầu quân sự Mỹ bao gồm tập đoàn Northrop Grumman, Raytheon, Pratt & Whitney và Lockheed Martin. 

Tờ VOX của Mỹ đưa tin như sau: “Việc Ukraine và các nhà thầu quân sự Mỹ có mối quan hệ bền chặt không có gì đáng ngạc nhiên. Các đồng minh và đối tác của Mỹ trên khắp thế giới đã mua khoảng 50 tỷ USD vũ khí của Mỹ. 

Bốn công ty này sản xuất một số hệ thống phòng thủ tên lửa và tên lửa chống tăng cao cấp nhất mà Tổng thống Joe Biden đã gửi tới Ukraine kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin xâm lược vào tháng Hai. 

Nhưng sự tài trợ rõ ràng cho thấy các nhà thầu quân sự lớn đã trở nên mật thiết với Ukraine như thế nào và họ có thể thu được bao nhiêu [tiền] từ cuộc chiến”.

Trong khi ấy, người Nga chưa bao giờ tư nhân hóa các ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của mình, vì họ phục vụ cho Chính phủ, cho công chúng,  chứ không phải cho các nhà đầu tư.

Kể từ cuộc chiến thất bại của Mỹ tại Việt Nam, Chính phủ Mỹ đã quen với thất bại hoặc thất bại quân sự một phần như tại quốc đảo Grenada năm 1983, Beirut năm 1983-1984, Libya 1986 và 2011, Somalia 1992-1995, Haiti 1994-1995, Nam Tư 1995-2000, Afghanistan 2001 -2021, Philippines 2002-2017, Iraq 2003-2022, Libya 2011-2022, Syria 2012-2022, và cuộc đảo chính tại Ukraine từ 2014, xảy ra xung đột vào tháng 2/2022. 

Tuy nhiên, tất cả những thất bại này của chính phủ Mỹ lại là những thành công của các nhà sản xuất vũ khí Mỹ. Cỗ máy chiến tranh được khởi động chỉ để phục vụ cho mục đích thử nghiệm và thay thế vũ khí mới trong kho dự trữ vũ khí của Mỹ, cũng như để tăng doanh số bán hàng và làm giàu cho các nhà tài trợ – những người đã bầu cho các dân biểu và ngược lại, dân biểu đắc cử ở bất kỳ vị trí nào gần như đều phải có nghĩa vụ trả nợ cho họ.

Lưu ý là Mỹ là quốc gia sản xuất và bán một nửa số vũ khí chiến tranh của thế giới.

Ngoài Ukraine hiện nay, chính phủ đồng minh mua nhiều vũ khí nhất của Mỹ chính là Ả rập xê út. Quốc gia giàu có này đã tiêu thụ rất nhiều vũ khí của Mỹ để đối phó với phiến quân Yemen tấn công vào các cơ sở năng lượng của mình, do đó đã thúc đẩy doanh số bán vũ khí và đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các tập đoàn và chính phủ Mỹ. 

Người Nga đã chi 65,9 tỷ đô la vào năm 2021 cho ngân sách quốc phòng, trong khi Mỹ dành tới 801 tỷ đô la. Tuy nhiên tại một số lĩnh vực công nghệ quân sự quan trọng, người Nga lại đang dẫn đầu thế giới. Ví dụ, vào ngày 23/12, trang South Front có bài viết với tiêu đề  “Tên lửa siêu thanh KINZHAL ĐƯỢC CHỨNG MINH LÀ KHÔNG THỂ NGĂN CẢN TẠI UKRAINE”. Tất nhiên người Nga không khoe khoang khi tên lửa này được cho là vô hình đối với bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa của bất kỳ quốc gia nào, kể cả Mỹ. 

Trong khi ấy, đã có nhiều trục trặc xảy ra với tiêm kích F-35 của tập đoàn Lockheed Martin. Ngoài ra 20 chiếc B-2 do tập đoàn vũ khí Northrop Grumman sản xuất cũng phải tạm hoãn bay do trục trặc kỹ thuật mà chúng tôi đã phân tích trong video này.

Hơn nữa, vào ngày 14/11 trang modern diplomacy.eu đăng bài viết có tiêu đề  “US GAO [Cơ quan Chính phủ Mỹ] tìm thấy lỗi là tiêu chuẩn trong máy bay quân sự Mỹ”. Đó là những gì xảy ra khi các nhà sản xuất vũ khí Mỹ phục vụ các nhà đầu tư của họ thay vì cho đất nước.

Chuyên gia quân sự Mỹ Alex Vershinin đã phân tích vì sao Mỹ lại thua kém về mặt trang bị quốc phòng so với Nga, và ông lập luận rằng việc Mỹ thay thế công nghiệp hóa (nghĩa là nền kinh tế sản xuất) bằng tài chính hóa (nền kinh tế dịch vụ tài chính) đã làm quân đội Mỹ đang bị rỗng từ bên trong.  

Việc chính quyền Biden viện trợ lớn chưa từng có cho Ukraine phải chăng để làm giàu cho các nhà thầu vũ khí Mỹ, những người đã chi bộn tiền ủng hộ các cuộc vận động tranh cử cho Đảng Dân chủ? Vì vậy họ đã không tiếc tiền phê duyệt ngân sách cho Ukraine, bất chấp thực tế hàng tấn vũ khí Mỹ đang mất hút tại hố đen Ukraine, xuất hiện tại thị trường vũ khí chợ đen và rơi vào tay các nhóm tội phạm, khủng bố thế giới.

Có thể bạn quan tâm: