Người xưa cho rằng, trong cuộc sống có 10 cái ơn mà mỗi người chúng ta cần ghi nhớ. Bởi vì cổ nhân tin rằng: “Trong tâm có ơn, cuộc đời sẽ có phúc”, vì sao?

Cuộc đời là tổng hợp những chuyến đi và những cuộc gặp gỡ, mỗi người chúng ta gặp đều là một sự sắp đặt sẵn của số phận. Do đó hãy trân trọng và biết ơn tất cả mối nhân duyên được gặp trong cuộc đời này.

Biết ơn để báo đáp, đó chính là việc thiện. Trong lòng có ơn, biết đền ơn thì sẽ biết trân quý, biết cảm nhận giá trị của cuộc sống và sự hiện hữu của hạnh phúc. Trong lòng có bao nhiêu sự biết ơn thì sẽ có bấy nhiêu phúc. Trong lòng có bao nhiêu oán thì sẽ có bấy nhiêu khổ đau.

Trong tâm có ơn là biết nghĩ đến điểm tốt của người khác. Đây gọi là tích lũy ánh sáng; ánh sáng đi lên và thể hiện trên gương mặt, đó chính là nụ cười.

Nếu người thường chỉ nghĩ xấu người khác, than phiền, ghen ghét người khác; được gọi là tụ âm khí. Biểu hiện trên gương mặt là mặt lạnh và mặt khổ, ắt sẽ gặp điều xui xẻo.

Người xưa cho rằng, trong cuộc sống có 10 cái ơn sau đây mà chúng ta cần ghi nhớ.

1. Trong tâm luôn ghi nhớ ơn trời đất

Trời đất qua quá trình tạo hóa mà sinh ra vạn sự vạn vật, sinh ra sự sống; đây là đại đức, là nhân từ vĩ đại của đất trời.

Ơn trời đất
Lão Tử nói: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên”.

Con người đứng giữa trời và đất, cùng với trời đất được gọi là “tam tài”. Con người sống cần biết ơn trời đất; sống thuận theo đạo trời, đối với vạn vật sinh linh cần phải có tấm lòng từ bi, yêu thương và bảo vệ.

Lão Tử nói: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên”. Con người sống và hành xử thuận theo tự nhiên thì chính là phù hợp với Thiên lý. Vì phù hợp với Thiên lý nên họ sẽ được Thần Phật che chở. Còn người mà từ lời nói đến hành động đều trái ngược với Thiên lý thì chính là đang tự chiêu mời vận rủi cho mình.

Thời cổ đại, các bậc Thánh hiền như Lão Tử, Khổng Tử… đều luôn hiểu rằng; cần phải đề cao đạo đức làm người, sống phải phù hợp với Thiên lý thì mới tồn tại được lâu dài trong trời đất và bình an qua mọi kiếp nạn.

2. Ơn dưỡng dục của cha mẹ

Trong cuốn “Thi Kinh” có câu: “Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao”. Ý nghĩa là cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta nên người quả là vô cùng vất vả.

Ơn dưỡng dục của cha mẹ
Khi cha mẹ còn sống trên đời, hãy hiếu kính và chăm sóc các bậc sinh thành ta.

Ơn dưỡng dục của cha mẹ được ví rằng lớn hơn trời và sâu hơn biển cả. Cha mẹ còn thì cuộc đời vẫn còn, cha mẹ mất đi cuộc đời chỉ còn con đường về mà thôi. Đừng để mình trở thành một người con bất hiếu; khi cha mẹ còn sống trên đời, hãy hiếu kính và chăm sóc các bậc sinh thành ta.

3. Ơn tình huynh đệ

“Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Anh chị em như tay với chân.” Vì huynh đệ chính là những người cùng một dòng máu cha mẹ sinh ra; đều được di truyền từ cha mẹ, lớn lên trong cùng một mái nhà và đều là niềm hy vọng của gia đình.

Tình thân là mảnh đất màu mỡ để mỗi sinh mệnh được trưởng thành. Anh chị em ruột là cùng một cội, một nguồn. Do đó, ân nghĩa cũng sâu nặng cần phải khắc cốt ghi tâm.

4. Ơn nghĩa vợ chồng

Vợ chồng là có thể ví như đôi chim cùng chung số mệnh, khó khăn hoạn nạn cùng tương trợ lẫn nhau. Đã kết tóc làm phu thê, hãy nguyện yêu thương không cạn và không bao giờ ngờ vực lẫn nhau. Vợ chồng là cùng chung nhà, chung chăn gối, cùng chung trách nhiệm, cùng nhau đối diện với thách thức của cuộc đời. Đặc biệt, vợ chồng phải cùng cầm tay con trẻ và cùng xây đắp nên một gia đình hạnh phúc; đó là trách nhiệm với xã hội và niềm hạnh phúc của bản thân.

5. Ơn người tri kỷ, tâm giao

Trong biển người có mấy ai tri kỷ; đã là bạn tâm giao, dù xa xôi cách trở cũng thấy gần. Vậy tâm giao là gì? Đó là thực sự hiểu một ai đó, và trân trọng nhau trong tâm hồn mỗi người. Cuộc đời không có tri kỷ hẳn rằng sẽ rất cô đơn. Vì thế mà sau khi Chung Tử Kỳ chết đi, Du Bá Nha đã đập đàn đi và đến cuối đời cũng không chơi đàn nữa.

Ơn người tri kỷ, tâm giao
Sống ở đời, nếu đã gặp được người tri kỷ, hãy trân trọng mối duyên đó đến cuối đời.

Người xưa trọng nhất là tri kỷ, người có thể nhìn nhau đã hiểu mọi điều không cần nói quá nhiều. Sống ở đời, nếu đã gặp được người tri kỷ, hãy trân trọng mối duyên đó đến cuối đời.

6. Ơn dạy dỗ của thầy cô

Vai trò của người thầy trong đời sống văn hóa là vô cùng to lớn. Cổ nhân hay dùng từ “truyền lửa” hoặc là “ngọn đèn soi sáng” để mô tả về nghề này. Thầy cô là đại nghiệp kế thừa quá khứ và hướng tới tương lai cho cả một thế hệ trẻ.

Tục ngữ có câu: “Một ngày làm thầy, cả đời là cha”. Nếu như nói cha mẹ là người nuôi lớn chúng ta, vậy thì người thầy chính là người cho chúng ta kiến thức và sự hiểu biết để bước vào đời.

7. Ơn quý nhân giúp đỡ

Quý nhân là những người đánh giá cao bạn, có thể nhìn ra giá trị thật trong con người của bạn. Ai ai cũng mong sớm gặp được quý nhân của đời mình, tuy nhiên thực tế có rất nhiều loại quý nhân xuất hiện trong từng giai đoạn của cuộc đời; chỉ là chúng ta có nhận ra họ hay không mà thôi.

Ơn quý nhân giúp đỡ
Thực tế có rất nhiều loại quý nhân xuất hiện trong từng giai đoạn của cuộc đời; chỉ là chúng ta có nhận ra họ hay không mà thôi.

Trên đời này thiên lý mã thì luôn có, nhưng Bá Nhạc thì lại rất ít. Nếu trên đời mà không có Bá Nhạc thì thiên lý mã cũng sẽ trầm mặc cả đời rồi ra đi trong lặng lẽ. Vì thế mà đối với ân của quý nhân, làm sao chúng ta có thể không thấy biết ơn được chứ.

8. Ơn chỉ dẫn của những nhà thông thái

Đời người khó tránh được những thử thách và bế tắc; đặc biệt là khi chúng ta đang còn tuổi trẻ. Khi chúng ta đang lạc đường mà có thể gặp được người dẫn lối sáng suốt chỉ dẫn cho thì là quá may mắn. Hãy giao tiếp nhiều hơn với các bậc cao nhân và các nhà thông thái;, đồng thời hãy luôn biết ơn và báo đáp họ khi có có thể. Vì đôi khi những lời nói vô tình của họ cũng đủ khiến bạn ngộ ra được nhiều điều.

9. Ơn người cứu nguy, cứu mạng

Cuộc sống luôn ẩn chứa những nguy cơ thật khó lường trước. Sẽ có lúc gặp may, cũng có lúc gặp điều xui xẻo. Nếu trong lúc hoạn nạn vẫn có người sẵn sàng đưa tay ra giúp đỡ ta; ân nghĩa này đúng là cả một đời khó quên được. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Ơn cứu mạng cả đời cần phải báo đáp.

Ơn người cứu nguy, cứu mạng
Nếu trong lúc hoạn nạn vẫn có người sẵn sàng đưa tay ra giúp đỡ ta; ân nghĩa này đúng là cả một đời khó quên được (ảnh minh họa: nguồn internet).

10. “Trong tâm có ơn” – Ơn người “thêm hoa vào gấm”

Trong cái lạnh giá của tuyết mà đem than tới, tất nhiên đó là đại ân đại đức. Thêu thêm hoa trên gấm cũng chính ám chỉ người có lòng tốt hay giúp đỡ mọi người. Một người hảo hán cần 3 người giúp đỡ, hoa đỏ thì cần phải có lá xanh. Khi chỉ có 1 mình hay vào thời khắc huy hoàng nhất trong đời; với những người không phải đến để đem phiền phức cho bạn mà đến để giúp đỡ thì cần phải có lòng biết ơn đối với họ.

Trên đây là 10 cái ơn mà mỗi người cần khắc ghi tâm trong đời. Câu nói “Trong tâm có ơn, cuộc đời sẽ có phúc” chính là có hàm nghĩa như vậy.

Nguồn: Vạn Điều Hay