Nhờ biến đổi khí hậu, Bắc Cực đang ngày càng trở thành một tuyến đường biển cực kỳ quan trọng. Việc Thụy Điển gia nhập NATO không chỉ có lợi cho nước này tại Bắc Cực, mà còn có thể mang lại khá nhiều lợi ích cho Mỹ nhằm bảo đảm Bắc Cực không bị thống trị bởi người Nga. 

Có thể nói việc Mỹ phớt lờ quyền biểu quyết của Thổ Nhĩ Kỳ để ký kết hiệp ước an ninh song phương với Thụy Điển thực chất là nhằm vào cả Nga. Hiệp ước đề cập đến cam kết của Mỹ trong việc “củng cố và khơi dậy các mối quan hệ đối tác của Mỹ để đáp ứng các thách thức an ninh chung trong khi bảo vệ các lợi ích và giá trị chung”. 

Điểm mấu chốt của vấn đề là sẽ cung cấp nền tảng cần thiết cho việc triển khai quân đội Mỹ tới Thụy Điển ngay lập tức, và điều này sẽ không thể thực hiện được nếu Thụy Điển không từ bỏ tính trung lập của mình. Nói cách khác, Nga cực lực phản đối việc Thụy Điển trở thành thành viên NATO, nhưng dù sao thì Washington cũng đang đạt được mục tiêu của mình. 

Tuy nhiên, điều thú vị là Phần Lan, quốc gia cũng muốn gia nhập NATO dường như lại không vội vàng đàm phán một hiệp ước với Washington như Thụy Điển, mặc dù nước này có đường biên giới dài 1.340 km với Nga. Lập trường của Phần Lan là nước này sẽ gia nhập NATO cùng lúc với Thụy Điển.

Không giống như Thụy Điển, Phần Lan có mối quan hệ đặc biệt với Nga, đó là kết quả để lại của lịch sử. Phần Lan tự định vị mình là một quốc gia trung lập trong Chiến tranh Lạnh, duy trì mối quan hệ bình thường cho tới khi Liên Xô tan rã vào năm 1992.

Vì vậy Phần Lan vẫn có thể chờ đợi cho đến khi Thổ Nhĩ Kỳ gật đầu sau khi cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội mới của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra vào mùa hè năm nay. Trong khi đó, nhiều khả năng cuộc chiến tại Ukraine cũng sẽ thay đổi một cách phi thường vào mùa hè. 

Phần Lan sẵn sàng đợi đến mùa hè, nhưng Thụy Điển và Mỹ thì không. Vì sao? Vì mục đích chính Thụy Điển gia nhập NATO không phải bắt nguồn lo ngại an ninh từ cuộc chiến ở Ukraine, mà thực chất là ngăn chặn sự hiện diện của người Nga ở Bắc Cực. Nói trắng ra, mục đích vào NATO của Thụy Điển chủ yếu là để đảm bảo an ninh kinh tế.

Nhờ biến đổi khí hậu, Bắc Cực đang ngày càng trở thành một tuyến đường biển cực kỳ quan trọng. Các quốc gia giáp Bắc Cực như Thụy Điển chẳng hạn sẽ có lợi ích kinh tế rất lớn trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn tài nguyên của khu vực giàu năng lượng và khoáng sản này, cũng như các tuyến đường biển mới cho thương mại toàn cầu.

Người ta ước tính  rằng 42 trong số 61 mỏ dầu và khí tự nhiên lớn đã được phát hiện ở Bắc Cực là nằm trong lãnh thổ của Nga, trong khi 11 mỏ ở Canada, 6 ở Alaska [Mỹ] và một ở Na Uy. Nói một cách đơn giản, bóng ma đang ám ảnh nước Mỹ chính là vì “Bắc Cực đang thuộc về người Nga”.

Rõ ràng việc Thụy Điển gia nhập NATO không chỉ có lợi cho nước này tại Bắc Cực, mà còn có thể mang lại khá nhiều lợi ích cho Mỹ nhằm bảo đảm Bắc Cực không bị thống trị bởi người Nga. 

Trong khi ấy ngoài Nga thì Phần Lan là quốc gia có ngành công nghiệp đóng tàu phá băng mạnh, nhưng chính hạm đội tàu ngầm mini hiệu quả cao của Thụy Điển mới là yếu tố quyết định để ngăn chặn sự tiếp cận của Nga với các đại dương trên thế giới.   

Vì vậy mở đầu năm mới 2023, NATO đã hoàn toàn bất an khi Tổng thống Putin thông báo rằng, tàu khu trục Đô đốc Gorshkov được trang bị hệ thống tên lửa siêu thanh Zircon hiện đang trong chuyến công du trên biển. 

Chuyến công du này sẽ bao gồm Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, và tất nhiên bao gồm cả Địa Trung Hải, hay có thể tới một nơi xa xôi nào đấy như Bắc Cực chẳng hạn. 

Chiến hạm của Nga có trang bị hệ thống tên lửa siêu thanh Zircon bất khả chiến bại này đang đi dạo khắp các đại dương, hoàn toàn không liên quan gì đến cuộc chiến ở Ukraine. Đó là điều chắc chắn.

Có thể bạn quan tâm: