Nhật Bản đang nâng cao vị thế trong căng thẳng âm ỉ kéo dài với Trung Quốc, do các nhà lãnh đạo Tokyo trong năm qua đã đứng về phía Đài Loan nhiều hơn trong bối cảnh Trung Quốc đe doạ hòn đảo tự trị này.

Tình hình xung quanh Đài Loan đang ở trong tình trạng cực kỳ căng thẳng, sau hàng loạt chuyến thăm của các phái đoàn Mỹ đến thăm Đài Bắc, đặc biệt là chuyến thăm ngày 2/8 của bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.

Tờ Nikkei đưa tin: “Nhật Bản sẽ mở rộng các cơ sở lưu trữ nhiên liệu và đạn dược trên quần đảo Nansei ở Biển Hoa Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Yasukazu Hamada nói với Nikkei hôm thứ Ba, khi Tokyo đang tìm cách chuẩn bị tốt hơn cho cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan”.

Điều này rất có ý nghĩa vì phần lớn đạn dược của Nhật Bản được cất giữ ở đảo Hokkaido xa xôi.

Do đó, thông báo mới nhất này của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đánh dấu một sự tái tập trung chiến lược lớn vào việc đặt các kho đạn và các cảng quân sự có thể tiếp cận gần Đài Loan hơn nhiều. 

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Nhật Bản bảo vệ Đài Loan mà là phòng thủ cho nước này.

“Để bảo vệ Nhật Bản, điều quan trọng đối với chúng tôi là không chỉ có phần cứng như máy bay và tàu chiến, mà còn phải có đủ đạn dược cho hệ thống quân sự”, Bộ trưởng Quốc phòng Hamada nói. “Chúng tôi sẽ tăng cường triệt để các khả năng quốc phòng mà chúng tôi cần, bao gồm cả năng lực triển khai bền vững và linh hoạt.”

Tuy nhiên, do Nhật Bản giữ vị trí “trung lập” kể từ Thế chiến II và Hiến pháp nước này không cho phép tổ chức quân đội. Nhưng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) vẫn là một trong những lực lượng được trang bị tốt nhất trong khu vực.

Tuyến phòng thủ chuỗi đảo Nansei, nơi Nhật Bản có kế hoạch tập trung nhiều kho đạn dược (ảnh: Chụp màn hình).

Báo cáo của Nikkei cho biết: “Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã dự trữ đủ đạn dược trong hai tháng. Ít hơn 10% được dự trữ ở Kyushu và Okinawa, Tây Nam Nhật Bản, và JSDF thiếu khả năng vận chuyển để gửi đủ đến khu vực trong một cuộc xung đột”.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản trong tuần này cũng xem xét trước đến việc mở rộng cơ sở hạ tầng hậu cần quân sự, bao gồm các cơ sở cảng mới và kho nhiên liệu ở Okinawa, Kyushu và các đảo khác.

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2022 đã nhấn mạnh đến tác động lâu dài có thể xảy ra từ cuộc chiến ở Ukraine đối với khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Báo cáo thường niên của “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2022” có đoạn như sau:

“Trung Quốc đặt mục tiêu tạo ra một ‘quân đội đẳng cấp thế giới’ vào giữa thế kỷ 21. Trong hơn 30 năm, nước này đã tăng ngân sách quốc phòng và cũng đã tiến hành cải thiện nhanh chóng sức mạnh quân sự cả về chất lượng và định lượng. Trong đó Bắc Kinh tập trung vào vũ khí nguyên tử, tên lửa, và lực lượng hải quân và không quân”.

Báo cáo cũng nhấn mạnh Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng trí tuệ nhân tạo và các phương tiện khác trong quân đội.

Ngoài ra, Sách trắng Nhật Bản nói rằng Bắc Kinh dự định đẩy nhanh việc chuyển giao song phương các nguồn lực giữa các lĩnh vực dân sự và quân sự.

Tuy nhiên các phân tích của tờ Nikkei kết luận hàm ý rằng, với sự thừa nhận về vai trò của lực lượng Mỹ trong bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng nào trong tương lai với Trung Quốc, cách tốt nhất là Nhật Bản nên tự bảo vệ mình hơn là trông chờ vào lực lượng nước ngoài:

“Chiến lược phòng thủ sau chiến tranh của Tokyo thường cho rằng các lực lượng Nhật Bản sẽ phải cầm cự trong vài tuần cho đến khi quân đội Mỹ đến để xử lý. Nhưng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, hiện đã kéo dài sang tháng thứ bảy, đang thúc đẩy một suy nghĩ lại”, Nikkei viết.

Xem thêm: Ảnh vệ tinh: Trung Quốc huấn luyện tấn công máy bay Nhật Bản