Trong cuộc sống, con người thường đối mặt với nhiều sự lựa chọn, mà đối với sự lựa chọn thiện ác luôn có một thứ gọi là nhất niệm.

Có câu nói rằng: “Một khi tính Phật xuất hiện, lay động 10 phương cảnh giới”. “Trong hoạn nạn, thần chết không không vội mà đến, trong nhất niệm, quyết định rồi sẽ định sống chết của cả đời người”. Chúng ta cùng xem hai câu chuyện dưới đây để hiểu rõ điều này nhé:

Tơ nhện trong địa ngục

Trong kinh điển Phật giáo có một câu chuyện như thế này: Trước đây có một kẻ xấu, có thể nói là không chuyện ác nào không làm tên là Can Đạt Đa, một lần khi hắn đang đi bộ nhìn thấy một còn nhện, suýt chút nữa là bị hắn dẫm chết, đột nhiên, trong lòng hắn sinh ra nhất niệm từ bi: “Nhện cũng là một sinh mệnh nhỏ bé, sao ta phải giết chết nó?” Nói rồi bước qua để lại mạng sống cho con nhện nhỏ đáng thương.

Bởi vì khi còn sống, hắn đã làm vô số chuyện ác, cho nên khi chết đi hắn phải xuống địa ngục. Khi hắn đang phải chịu cực hình, bỗng một sợi tơ bạc lấp lánh nhưng cứng như dây thép bất ngờ rơi xuống từ không trung, hắn giống như đang ở trên biển rộng nhìn thấy một con thuyền, nhanh chóng bám vào dây tơ nhện, cố gắng hết mình mà trèo lên, muốn thoát khỏi luyện ngục đau khổ không ngừng này.

Hai câu chuyện cho thấy: Nhất niệm sinh thiện ác, thiện ác định sinh tử
Ảnh minh hoạ – Adobe stock.

Trèo được nửa đường, hắn cúi đầu nhìn xuống thì thấy nhiều người dưới địa ngục cũng đang bám vào sợi tơ nhện mà leo lên, hắn liền suy nghĩ: Sợi tơ nhện nhỏ bé như thế này sao chịu được sức nặng của nhiều người, nếu sợi tơ nhện đứt, thì ta chẳng phải vạn kiếp không thể hồi sinh, vĩnh viễn không thể kết thúc kiếp nạn này sao?

Nghĩ vậy hắn liền duỗi chân đạp những người khác xuống, từng người từng người một đều bị hắn đạp ngã xuống địa ngục. Nhưng khi hắn đạp những người khác xuống, tơ nhện cũng bị đứt ở giữa khiến cho Can Đạt Đa cùng những người khác bị rơi xuống và họ tiếp tục phải chịu những khổ nạn nơi địa ngục tăm tối.

Nhất niệm thiện, có lẽ đã giúp Can Đạt Đa có cơ hội thoát khỏi biển khổ của địa ngục, có thể được hồi sinh. Nhưng sau này hắn lại nảy sinh ác ý, khiến cơ hội này mất đi trong tích tắc. Xem ra, sự sinh tử an nguy thật ra chỉ dựa trên nhất niệm thiện – ác.

Câu chuyện về sự tử đá mắt đỏ

Rất lâu trước đây, có một ngôi làng mà đạo đức của những người dần đã suy đồi tệ hại. Một vị Bồ tát muốn cứu những người tốt bụng trong làng và muốn cho tất cả mọi người một cơ hội khác, vì thế ngài đã xuống nhân gian, hóa thành một kẻ ăn xin nghèo đói, đến từng nhà trong làng xin ăn, tuy nhiên, không ai cho ngài lấy một miếng cơm.

Ngày đi đến cổng thôn, phát hiện một bà lão đang dâng hương cho Phật, liền đi đến trước mặt bà lão xin ăn. Bão lão liền nói: “Tôi chỉ có một bát cơm này, cho ông một nửa, còn một nửa để dâng hương cho Phật”. Khi Bồ Tát chuẩn bị rời đi liền chỉ vào đôi sư tử đá trước cổng làng và nói: “Khi nào bà thấy mắt của cặp sư tử này chuyển sang màu đỏ, thì cũng là lúc xảy ra ngập lụt, bà hãy nhanh chóng trèo lên núi, nhớ lấy”.

Bà lão liền nói tin tức này cho tất cả những người trong thôn, nhưng không ai tin bà, họ thậm chí còn cười nhạo, mỉa mai bà, nói rằng mắt của của sư tử đá, thì làm sao chuyển sang màu đỏ được.

Ngày nọ, một vài người trong thôn nhàn rỗi đem bà lão ra làm trò cười, họ nhuộm mắt con sư tư bằng màu đỏ, khi bà lão nhìn thấy liền hét lớn: “Nhanh chạy đi, sắp có lũ lụt rồi”.

Những người trong thôn nhìn thấy bà lão bị lừa đều vô cùng thích thú, họ cười cười lớn không ngừng, còn bà lão thì không ngừng hét lên nhưng không ai tin lời bà. Bà lão nhìn thấy không ai xem chuyện bà nói là thật liền một mình trèo lên núi. Kết quả là ngày hôm đó một trận lũ lụt ập đến, bà lão vừa leo núi vừa quay đầu nhìn lại chỉ nhìn thấy mức nước ngày càng dâng cao, cả ngôi làng chìm trong biển nước, và không có nghe thấy tiếng người ta cười nhạo bà nữa.

Nhất niệm thiện của bà lão đã giúp bà nghe được lời cảnh báo của Bồ Tát, nhưng người trong thôn làng nghe lời cảnh báo của bà lão lại nảy sinh ác ý, cười nhạo và đem bà ra làm trò cười, thậm chí còn làm vấy bẩn đôi mắt của sư tử biến nó thành màu đỏ. Cuối cùng thiện ý cứu người thiện, ác ý hủy diệt người ác, đây cũng có thể gọi “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.