Tảng đá 500 tấn lơ lửng trên không thách thức mọi định luật vật lý – khoa học không thể giải thích.

1- Tảng đá “bay”

Bức ảnh dưới đây được anh Gang Hao, một người dân Trung Quốc chụp vào lúc 15h34 phút ngày 19/7/2009 tại địa điểm Cổ Sơn, tỉnh Hà Bắc. Anh vô cùng sửng sốt khi phóng to những bức hình bản thân chụp được trong khi đi leo núi.

V\Toàn cảnh bức hình tảng đá bay (ảnh chụp màn hình: Baogialai)
Toàn cảnh bức hình tảng đá bay (ảnh chụp màn hình: Baogialai)

Anh Gang cho biết, anh sử dụng máy ảnh Canon SX 110IS để chụp ảnh. Anh cũng quả quyết rằng các bức hình không qua bất kỳ sự chỉnh sửa nào. Nó quả thực không có gì đặc sắc với bầu trời và dãy núi, nhưng trên ngọn cây xuất hiện một vật thể bay có hình dáng một tảng đá. Ước tính vật thể lạ có đường kính khoảng 5 mét.

Sau khi phát hiện ra tảng đá bay, anh Gang đã chia sẻ với đồng nghiệp và bạn bè rằng: Liệu đây có phải là một đĩa bay hay một tảng đá bình thường bay lên trong không trung? Tuy nhiên, không ai có câu trả lời xác đáng cho điều này.

2 – Tảng đá “lọt thỏm”

Tảng đá mang tên Kjeragbolten nằm cheo leo giữa 2 vách núi Kjerag ở vịnh hẹp Lysefjord, khu vực hạt Rogaland phía tây nam Na Uy. Nó như bị mắc kẹt giữa khe núi rộng 5m³, treo lơ lửng trên vực thẳm, ở độ cao khoảng 1.000m so với mặt nước biển.

Từ lâu, Kjeragbolten đã trở thành điểm chụp hình “sống ảo” lý tưởng trong cung đường mòn đi bộ ở Kjerag (ảnh: Baoquocte).
Từ lâu, Kjeragbolten đã trở thành điểm chụp hình “sống ảo” lý tưởng trong cung đường mòn đi bộ ở Kjerag (ảnh: Baoquocte).

Rất nhiều du khách run sợ khi đứng trên tảng đá này, vì nếu chẳng may trượt chân té ngã hoặc giả tảng đá bỗng rơi xuống, hậu quả sẽ thật khủng khiếp. Tuy nhiên, sự kích thích thần kinh của trải nghiệm này có sức mê hoặc không thể cưỡng lại với các tín đồ du lịch mạo hiểm.

3- Tảng đá bị “cắt” đôi

Có rất nhiều tảng đá với hình thù kỳ lạ được tạo ra bởi tự nhiên trên trái đất của chúng ta. Nhưng Al Naslaa Rock ở ốc đảo Tayma, Ả rập xê út lại khiến người ta cảm thấy kinh ngạc bởi 2 tảng đá khổng lồ đứng sát vào nhau với một vết nứt thẳng và gọn gàng một cách hoàn hảo ở giữa như được cắt bằng tia laser.

Mỗi nửa của khối đá cao khoảng 7m, đứng cân bằng trên một tảng đá nhỏ bên dưới. Ước tính nó có niên đại tới 10.000 năm tuổi (ảnh: 24h)
Mỗi nửa của khối đá cao khoảng 7m, đứng cân bằng trên một tảng đá nhỏ bên dưới. Ước tính nó có niên đại tới 10.000 năm tuổi (ảnh: 24h)

Kể từ khi khối đá bí ẩn nặng hàng trăm tấn được phát hiện vào năm 1883 cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa giải thích được nguồn gốc của vết cắt là từ đâu. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đây là hiện tượng tự nhiên, những rung động trong lòng đất đã làm nứt đôi khối đá. Cũng có giả thuyết rằng đây là tác phẩm của một nền văn minh tiền sử với trình độ kỹ thuật cao.

4- Tảng đá 500 tấn “treo lơ lửng” trên không

Vùng Kansai, thành phố Takasago, tỉnh Hyogo, Nhật Bản nổi tiếng với một tảng đá khổng lồ bí ẩn mang tên Ishi-no-Hoden . Nó có hình như chiếc TV cũ, cao 6m, nặng khoảng 500 tấn và treo lơ lửng trên mặt hồ một cách khó lý giải.

Ishi-no-Hoden được bao quanh bởi một sợi dây shimenawa, trong tôn giáo của Nhật Bản, sợi dây này dùng để đánh dấu những điều thiêng liêng (ảnh: Wikimedia Commons)
Ishi-no-Hoden được bao quanh bởi một sợi dây shimenawa, trong tôn giáo của Nhật Bản, sợi dây này dùng để đánh dấu những điều thiêng liêng (ảnh: Wikimedia Commons)

Tảng đá được chạm khắc từ đá hyaloclastite, một loại đá ngậm nước giàu thủy tinh, hình thành trong quá trình phun trào núi lửa dưới nước hoặc dưới băng cách đây 70 triệu năm.

Theo ghi chép, hồ chứa tảng đá này không bao giờ cạn nước, kể cả trong thời kỳ hạn hán kéo dài.

Năm 2005, phòng thí nghiệm Lịch sử Đại học Otemae đã tiến hành nghiên cứu nghiêm túc về tảng cụ thạch này. Các phép đo ba chiều đã được thực hiện, nhưng, họ không đưa ra được bất kỳ manh mối nào về công cụ chạm khắc và tại sao nó được tạo ra.

Cận cảnh Ishi-no-Hoden 'lơ lửng' trên mặt nước với những kỹ thuật đẽo cắt hoàn hảo. Nó còn được gọi là Uki-Ishi tức đá nổi (ảnh cắt ghép thu thập trên Internet).
Cận cảnh Ishi-no-Hoden ‘lơ lửng’ trên mặt nước với những kỹ thuật đẽo cắt hoàn hảo. Nó còn được gọi là Uki-Ishi tức đá nổi (ảnh cắt ghép thu thập trên Internet).

Tuy nhiên, người Nhật Bản có lưu truyền một sự tích rằng, hơn 2.000 năm trước, một trận dịch hoành hành khắp quốc gia. Hai vị thần Ookuninushi và Sukunabikona đã báo mộng cho Hoàng đế Sujin: Nếu ngài hiến dâng cho chúng tôi, đất nước sẽ được bảo vệ. Hoàng đế lập tức thực hiện theo lời của 2 vị thần và đại dịch thật sự đã biến mất.

5- Hòn đá dát vàng “chênh vênh” nghìn năm trên núi

Chùa Hòn Đá Vàng (chùa Kyaikhtiyo) là một trong những di tích vô cùng nổi tiếng của Myanmar và được xếp vào một trong số rất ít những kiệt tác của thiên nhiên. Bởi lẽ ngôi chùa ấy ngự trên một khối đá hình quả trứng, trên ngọn núi cùng tên ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển.

Nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, du khách có cảm giác tảng đá khổng lồ này có thể lăn xuống dưới bất cứ lúc nào. Thế nhưng nó vẫn đứng vững hàng nghìn năm nay, phá vỡ mọi nguyên tắc về lực hấp dẫn. Đáng ngạc nhiên ở chỗ, gắn liền với tảng đá vàng là truyền thuyết kỳ bí, thú vị về việc Đức Phật tới nơi này truyền đạo.

Chùa tọa lạc trên một khối đá hình quả trứng có chiều cao 7,3m chu vi 15,2m. Điểm tiếp xúc giữa hòn đá khổng lồ và vách núi chỉ khoảng 78cm² (ảnh: Baoquocte).
Chùa tọa lạc trên một khối đá hình quả trứng có chiều cao 7,3m chu vi 15,2m. Điểm tiếp xúc giữa hòn đá khổng lồ và vách núi chỉ khoảng 78cm² (ảnh: Baoquocte).

Khi Đức Tích Ca Mâu Ni ghé thăm Kyaikhtiyo, ngài đã cho một nhà tu hành đức hạnh một sợi tóc của mình. Người này tới gặp đức vua Miến Điện, thỉnh cầu ông cất giữ vật báu trong một hòn đá giống hình đầu mình.

Sau đó, hai vị thần Zawgyi và Naga giúp đỡ đức vua thi triển công năng tìm một hòn đá dưới đáy biển sâu, mang nó tới Kyaikhtiyo và đặt ở vị trí hiện tại. Người ta cho rằng, nhờ có sợi tóc quý cất giấu trong đó, hòn đá dù đứng ở vị trí cheo leo tuỵệt nhiên không bị rơi.

6- Ba tảng đá nằm chồng lên nhau

Đá Ba Chồng là một phần trong quần thể di tích thắng cảnh tại thị trấn Định Quán, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Nổi bật nhất là ba hòn đá chồng lên nhau với chiều cao từ 36m đến 50m, nằm chênh vênh như muốn rơi xuống ngay bên cạnh quốc lộ 20. Những người đã từng một lần nhìn thấy hòn đá này đều có chung cảm giác đó là không an toàn.

Nhưng, theo tài liệu địa chất, quần thể này thuộc di chỉ văn hóa cổ đại Óc Eo Phù Nam ở thềm cao nguyên Đông Nam Bộ. Tại đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều công cụ sản xuất, sinh hoạt của người xưa bằng đá, đồng, đất nung…là minh chứng của một trong những nền văn minh tiền sử đầu tiên của nhân loại.

Nhìn xa, những hòn đá như sắp rơi xuống khu dân cư (ảnh: Vncgarden)
Nhìn xa, những hòn đá như sắp rơi xuống khu dân cư (ảnh: Vncgarden)

Trải qua hàng triệu năm dãi dầu mưa nắng với ba lần ngâm mình dưới biển khi nước biển tràn vào, chứng kiến hàng trăm ngọn núi lửa hoạt động dữ dội, Đá Ba Chồng vẫn đứng sừng sững nguyên vị như thể đang thách thức các nhà vật lý học vậy.

7- Hòn đá của Chúa Trời

Đá của Chúa Trời là cái tên danh dự người dân vùng Mahabalipuram phía Nam Ấn Độ dành cho tảng đá này. Chỉ những người có thần kinh thép mới dám đứng gần nó, bởi chẳng ai có thể biết khi nào vật thể nặng tới 250 tấn sẽ lăn xuống dưới.

  Hòn đá đặc biệt này cao hơn 6m, nằm trên mặt đồi đá trơn nghiêng 45° đã 1.300 năm không suy chuyển và trở thành một điểm tham quan thú vị ở Ấn Độ (ảnh: Giaoducthoidai).
Hòn đá đặc biệt này cao hơn 6m, nằm trên mặt đồi đá trơn nghiêng 45° đã 1.300 năm không suy chuyển và trở thành một điểm tham quan thú vị ở Ấn Độ (ảnh: Giaoducthoidai).

Trong lịch sử, vua Narasimhavarman, trị vì miền Nam Ấn Độ (630-668TCN) từng muốn dịch chuyển “Stone of the Sky God” để đảm bảo sự an toàn. Tất nhiên, kế hoạch đó không thành công.

Đến năm 1908, Thống đốc Arthur Lawley vì lo sợ cho sự an toàn của thị trấn dưới chân ngọn đồi mà tảng đã này án ngữ, nên dùng 7 con voi để cố gắng di chuyển nó. Nhưng không có bất cứ xê dịch gì xảy ra, từ đó người ta bắt đầu nhìn nhận về nó theo hướng tâm linh. Rằng tảng đá này được Thượng Đế đặt ở đây với mục đích triển hiện sức mạnh của ngài với nhân loại.

8- Tảng đá đá nguyên khối kì dị

Ngôi làng Asuka nằm ở quận Takaichi của tỉnh Nara, Nhật Bản nổi tiếng với sự tồn tại của những tảng đá granit được chạm khắc với hình dạng kỳ dị đặt ở nhiều nơi khác nhau trong khu vực. Tảng đá lớn nhất và khác thường nhất trong số đó là tảng đá Masuda-no-iwafune (hay còn được gọi là ‘tàu đá của Masuda’)

Có giả thuyết cho rằng tảng đá là một đài quan sát thiên văn của người cổ đại (ảnh: Wikimedia Commons).
Có giả thuyết cho rằng tảng đá là một đài quan sát thiên văn của người cổ đại (ảnh: Wikimedia Commons).

Tảng đá nguyên khối này nằm gần đỉnh đồi ở Asuka, có chiều dài 11m, chiều rộng 8m, chiều cao 4,7m, và nặng khoảng 800 tấn. Mặt trên của nó đã được làm phẳng hoàn toàn và có hai lỗ hổng hình vuông dài 1m với một đường gờ song song. Ở chân tảng đá có những vết lõm hình mạng chưa rõ tác dụng.

Có một giả thuyết mang tính chất tâm linh về nguồn gốc của tảng đá, nó đến từ chính cái tên của nó – con tàu đá của Masuda. Rằng phiến đá được chạm khắc để tưởng nhớ việc xây dựng Hồ Masuda ở thành phố Kashiwara và là một địa điểm có thật gần đó.

Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn gốc và mục đích của tảng đá này cho đến nay vẫn là một bí ẩn.

9- Những tảng đá được “ghép” lại với nhau

Sacsayhuaman là một trong những tàn tích tuyệt vời của đế chế Inca nằm ở vùng ngoại ô phía bắc phố cổ Cusco. Peru (cố đô của Đế chế Inca) được xây dựng như một cấm thành với những bức tường đá giống như tường của lâu đài.

Tảng đá lớn nhất được đặt làm nền có chiều cao ~8,5m. Một trong ba bức tường dài nhất có chiều dài khoảng 400m và cao nhất là 6m. Một tảng đá đơn thuần được dùng để xây tường có trọng lượng ước tính từ 120 - 200 tấn (ảnh: Dantri)
Tảng đá lớn nhất được đặt làm nền có chiều cao ~8,5m. Một trong ba bức tường dài nhất có chiều dài khoảng 400m và cao nhất là 6m. Một tảng đá đơn thuần được dùng để xây tường có trọng lượng ước tính từ 120 – 200 tấn (ảnh: Dantri)

Song, điểm thu hút kỳ lạ ở đây không chỉ do tính chất đồ sộ hay khiến trúc kỳ lạ của bức tường thành. Các tảng đá được chọn lựa có hình dạng khác nhau, chúng được xếp lên nhau không cần trát vữa. Tuy nhiên lại vừa vặn đến mức ngay cả một tờ giấy cũng không thể lọt qua được các khe hở.

Một câu hởi lớn được đặt ra: Người ta bằng cách nào chọ lực những viên đá kít khao đến vậy? (ảnh: Dantri).
Một câu hởi lớn được đặt ra: Người ta bằng cách nào chọ lực những viên đá kít khao đến vậy? (ảnh: Dantri).

Những năm 1500, người Tây Ban Nha chiếm đóng thành phố Cusco, họ bắt đầu phá bỏ công trình này, nhằm mang những tảng đá đi dựng nhà cho những người Tây Ban Nha giàu có. Bởi vậy, kết cấu khối kiến trúc này đã bị phá vỡ, người ta khó có thể phát hiện ra mục đích sử dụng của nó là gì.

Tuy nhiên điều khiến các nhà khoa học đau đầu hơn cả là làm cách nào người cổ đại có thể lựa chọn và “ghép” được những tảng đá khổng lồ, hoặc với kích cỡ khác nhau lại với nhau một cách hoàn hảo như vậy? Đến ngày nay nó vẫn là một ẩn đố không thể lý giải.

Có thể bạn quan tâm: