Video: Lần đầu thấy cảnh ốc bươu đẻ trứng, tôm và cua thay vỏ
Xem ốc bươu đẻ trứng, tôm và cua thay vỏ xong có thể thấy mỗi loài vật sẽ có những đặc trưng riêng.
Hoá ra ốc bươu đẻ trứng màu hồng, và tạo thành một chùm nhỏ dính sát vào nhau; có người xem xong so sánh giống chùm nho, còn có người lại bảo rằng giống hạt trân châu hồng.
Trong khi đó xem đến tôm và cua thay vỏ thì nhiều người cảm thấy thương: “Chắc đau lắm nhỉ, thấy thương ghê”; “Vừa xem mà vừa thấy đau thay cho tôm và cua”…
Hoá ra việc tôm và cua thay vỏ mang lại nhiều lợi ích đến vậy:
Tôm thay vỏ là để loại bỏ lớp vỏ cũ và hình thành một vỏ mới, không chỉ tăng trưởng mà còn giúp tôm loại bỏ các vết sẹo, vết thương, tạp chất, vi khuẩn cũng như kí sinh trùng trên vỏ tôm và các bộ phận khác như chân, râu. Nó sau đó có một cơ thể mới và hoàn hảo.
Còn về cua, để phát triển con cua phải trải qua quá trình thay vỏ như vậy. Trong quá trình thay vỏ, cua có thể mất một số bộ phận như chân, càng; tuy nhiên có thể tái sinh được những bộ phận này trong những lần thay vỏ tiếp theo.
Đoạn video ghi lại khoảnh khắc ốc bươu đẻ trứng, tôm và cua thay vỏ:
Xem thêm: Ăn ốc bươu vàng bao nhiêu là tốt và những ai không nên ăn ốc
- Tuy có tác dụng chữa trị nhiều bệnh, nhưng không nên ăn ốc bươu quá nhiều; chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần là đủ tốt cho sức khoẻ.
- Vì ốc có tính hàn nên khi ăn nhiều ốc dễ bị lạnh bụng, khó tiêu hóa hoặc bị tiêu chảy.
- Nên ăn ốc đã nấu chín kỹ, để tránh mắc các bệnh về giun sán và nhiễm khuẩn.
- Những người bị viêm loét, đau dạ dày; người bị bệnh gút và rối loạn tiêu hoá thì không nên ăn ốc.
Có thể bạn quan tâm: