Nhiều khả năng “việc hủy bỏ” thỏa thuận ngũ cốc Ukraine đồng nghĩa hải quân Nga sẽ phải phong tỏa cảng Odessa và chuẩn bị tiềm năng cho một cuộc tấn công sắp tới. 

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok vào ngày 7/9, Tổng thống Putin từng tuyên bố rằng, hầu hết các hàng hóa ngũ cốc xuất phát từ Ukraine đã được đưa đến Liên minh châu Âu thay vì các quốc gia nghèo ở châu Phi như dự định, theo Marketwatch.

Ngay từ thời điểm ấy, Tổng thống Putin cho biết ông có thể thay đổi các điều khoản của thỏa thuận ngũ cốc này. 

Thượng nghị sĩ Konstantin Dolgov, cựu Ủy viên Bộ Ngoại giao Nga và là Phó đại diện thường trực của Nga tại LHQ vừa cho biết: “Quyết định rút khỏi “thỏa thuận ngũ cốc” sau khi các tình tiết điều tra của Cơ quan An ninh Nga sẽ do lãnh đạo đất nước chúng tôi đưa ra. Rõ ràng rằng phương Tây, đại diện là Mỹ, EU và LHQ, đã không hoàn thành các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận”. 

Nếu giả sử Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc, thì sẽ khá khó khăn cho nước này để giành lại quyền kiểm soát Đảo Zmiinyi và vùng biển Tây Bắc Biển Đen. 

Chuyên gia Học viện Khoa học Quân sự Nga Alexander Bartosh cho biết: “Đối với việc kiểm soát vùng nước ở khu vực đảo Zmiinyi, quân đội Nga có thể dừng một số tàu để kiểm tra, nhưng điều này sẽ là một vụ bê bối với thế giới, vì Nga không có quyền hạn quốc tế đối với những hành động như vậy”, theo VZ GLYAD.

Chuyên gia này chỉ ra rằng, để tái chiếm Đảo Zmiinyi bằng các cuộc tấn công quân sự không phải là điều dễ dàng, bởi hòn đảo này chỉ rộng chừng 0.25 km vuông, chỉ có đá sỏi và cỏ dại, và thường xuyên bị Ukraine bắn phá từ Odessa. Nhìn chung, Điện Kremlin sẽ không mạo hiểm tính mạng của binh sĩ Nga để cố gắng giành quyền kiểm soát vùng nước xung quanh hòn đảo này. 

Vậy nếu không tái chiếm Đảo Zmiinyi, Nga sẽ tính toán điều gì? 

Nhiều khả năng “việc hủy bỏ” thỏa thuận ngũ cốc Ukraine đồng nghĩa hải quân Nga sẽ phải phong tỏa cảng Odessa và chuẩn bị tiềm năng cho một cuộc tấn công sắp tới. 

Cuộc điều tra của Cơ quan An ninh Nga cũng đã cho thấy có sự liên kết về vận tải biển trong vụ tấn công cầu Crimea, liên quan đến các chuyến hải trình giữa cảng Odessa của Ukraine và các cảng sông Danube của Romania và Bulgaria. 

Điều này đã mở ra cuộc thảo luận công khai ở Moscow về tương lai của Odessa trong kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu Nga. Việc Nga có tấn công Odessa hay không sẽ được quyết định trước khi Tổng thống Putin lên đường tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali vào ngày 15-16 tháng 11, nơi có sự tham dự của Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Zelensky.

Nga công bố hình ảnh tên lửa tấn công cảng biển của Ukraina. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Vào cuối tháng 9, tờ The National Interest cũng dự đoán về khả năng có thể xảy ra của Nga, trước sự phản công của lực lượng Ukraine ở khu vực Kharkov. 

Tờ này viết: “Moscow có thể phát động một cuộc phản công, tập trung vào việc chiếm cảng Odessa ở Biển Đen. Thành phố này là lối ra cuối cùng của Ukraine ra Biển Đen, và việc chiếm được nó sẽ khiến Ukraine trở thành một quốc gia hoàn toàn trên đất liền. 

Tờ National Interest cũng xác nhận những động thái của Nga như sau: “Với việc Nga đã tái triển khai một số lượng lớn binh lính và số lượng vũ khí từ miền đông Ukraine xuống miền nam ngay cả trước cuộc tấn công miền đông của Kyiv, có khả năng cao Odessa hiện là mục tiêu chính của Moscow.

Các lực lượng Ukraine ở phía nam đã kiệt sức sẽ rất khó để đẩy lùi một cuộc tấn công phối hợp của Nga”. 

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất định phản ánh quan điểm của Tin360.

Có thể bạn quan tâm: