Một thầy tu hoảng hốt chạy khỏi khu vực hỏa thiêu đầy những thi thể người chết vì Covid-19 ngay sau khi ông vừa hành lễ. Hình ảnh này phần nào nói lên sự hoang mang tột độ đang diễn ra tại Ấn Độ.

Hình ảnh các nghĩa địa, bãi thiêu và lò hỏa táng kín chỗ, hay hàng loạt bệnh nhân chết ngạt trên đường đến bệnh viện đang phổ biến ở Ấn Độ. Theo Thông tấn xã Việt Nam, các bãi địa táng ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ đang hết chỗ và những giàn hỏa táng lửa đỏ rừng rực thắp sáng suốt đêm ở các thành phố khác.

Tại lò hỏa táng Bhadbhada Vishram Ghat của thành phố Bhopal, các nhân viên cho biết họ đã hỏa táng hơn 110 người hôm 24/4, mặc dù chính quyền thành phố chỉ thông báp có 10 người chết vì Covid-19 hôm đó.

Hỏa thiêu ở Ấn Độ
Ảnh chụp màn hình báo VOV.

Mamtesh Sharma, một quan chức địa điểm, cho biết: ‘Virus đang nuốt chửng người dân thành phố của chúng tôi như một con quái vật’.

Ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ.

Một số người chết được hành lễ một cách nhanh chóng, trước khi ngọn lửa trùm lên thi thể họ. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, lượng thi thể đổ về các nhà hỏa táng dồn dập khiến các nhân viên phải bỏ qua tất cả các nghi lễ cá nhân và nghi lễ mà người theo đạo Hindu tin rằng sẽ giúp linh hồn được giải thoát.

Ông Sharma nói: ‘Chúng tôi thiêu ngay các thi thể khi được đưa tới. Cứ như thể chúng tôi đang ở giữa chiến tranh’.

Với các nhân viên địa táng, họ cho biết, nghĩa trang Hồi giáo lớn nhất ở New Delhi sẽ sớm hết chỗ. 1.000 người đã được chôn cất ở đây trong đại dịch.

Tình trạng người nhiễm Covid-19 liên tục ra tăng ở Ấn Độ. Ngày 25/4, có thêm gần 350.000 ca nhiễm mới, lập kỷ lục thế giới mới. Phía chính quyền thông báo có hơn 2.000 ca tử vong trong mỗi ngày.

Ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ.

Tuy nhiên, theo Tuổi Trẻ, nhà dịch tễ học Bhramar Mukherjee đến từ Đại học Michigan (Mỹ) cho rằng số người chết thật sự còn nhiều “gấp 2 tới 5 lần” con số được báo cáo ở Ấn Độ.

Ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ.

‘Tại một trong những bãi hỏa táng lớn ở Ahmedabad, những đống lửa màu cam làm sáng cả trời đêm, cháy suốt 24 giờ một ngày, giống như một nhà máy công nghiệp chưa bao giờ đóng cửa. Suresh Bhai, người lao động tại đây, cho biết ông chưa bao giờ thấy dòng người chết bất tận như vậy’ – báo New York Times mô tả.