Trung Quốc: Bê bối giả mạo 83 tấn vàng cầm cố vay 20 tỷ nhân dân tệ
Được coi là một trong những vụ bê bối giả mạo vàng lớn nhất trong thời gian gần đây, vụ lừa đảo không chỉ liên quan đến Trung Quốc, mà nó còn xuất hiện từ thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, đồng nghĩa với tất cả những gì tai tiếng về đất nước này. Lượng vàng làm giả tương đương với 22% sản lượng vàng hàng năm của Trung Quốc và 4,2% dự trữ vàng của Trung Quốc tính đến năm 2019.
- Cập nhật sáng 8/7: Tỉnh thứ 4 Tây Nguyên xuất hiện bạch hầu; Người đàn ông Hải Phòng nhiễm ‘vi khuẩn ăn thịt người’
- Nếu đập Tam Hiệp vỡ: Tỉnh Hồ Bắc gần 60 triệu dân chỉ có 1 chỗ trú an toàn
- Video: Nhân chứng khẳng định CSGT kéo ngã người phụ nữ đi xe máy trên đường Nguyễn Phong Sắc
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc nổi danh là nước làm giả, làm nhái hàng hóa lớn nhất thế giới. Không chỉ sản xuất hàng nhái bán cho người tiêu dùng, mà việc giả tài sản cầm cố, thế chấp trong hệ thống ngân hàng cũng được áp dụng. Trong đó chủ yếu là làm giả kim loại công nghiệp được sử dụng để bảo đảm cho các khoản vay ngân hàng, hay còn gọi là “tài sản thế chấp ma”.
Vụ việc gần đây đã gây ra một làn sóng phẫn nộ cho những người nắm giữ vàng vật chất, Kingold Jewelry Inc có trụ sở tại Vũ Hán của Trung Quốc đã bị cáo buộc dùng vàng giả làm tài sản cầm cố để vay 20 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2,8 tỷ USD) từ 14 tổ chức tài chính Trung Quốc, chủ yếu là các công ty ủy thác (còn được gọi là ngân hàng ngầm – là những định chế tài chính phi ngân hàng thực hiện các giao dịch mang tính chất ngân hàng), theo báo cáo của Zero Hedge.
Được thành lập vào năm 2002 bởi Jia Zhihong – một cựu quân nhân, Kingold trước đây là một nhà máy vàng ở Hồ Bắc thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, được tách ra khỏi ngân hàng trung ương trong quá trình tái cấu trúc. Sau tái cấu trúc, Kingold Jewelry trở thành một trong những nhà chế biến vàng thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất thế giới. Cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq. Mức vốn hóa thị trường hiện tại chỉ còn 8 triệu đô la (khoảng 1USD/cổ phiếu).
Theo báo cáo, công ty đã sử dụng 83 tấn vàng miếng làm tài sản cầm cố cho khoản vay 20 tỷ nhân dân tệ. Nhưng có đến 16 tỷ nhân dân tệ được đảm bảo bằng đồng mạ vàng.
Vụ lừa đảo được đưa ra ánh sáng vào tháng 2 năm nay khi Kingold không trả được các khoản vay cho Dongguan Trust Co. Ltd. Dongguan Trus phát mại số vàng cầm cố để thanh toán cho các khoản vay thì họ phát hiện các thỏi vàng được cầm cố hóa ra là hợp kim đồng mạ vàng. Tin tức khiến các chủ nợ của Kingold hoảng sợ.
Sau Đông Quan Trust, China Minsheng Trust, một trong những chủ nợ lớn nhất của Kingold, đã nhận được lệnh của tòa án để kiểm tra tài sản cầm cố trước khi các khoản nợ của Kingold đáo hạn. Kết quả thử nghiệm, được đưa ra vào ngày 22 tháng 5, cho biết các thanh được niêm phong trong kho bạc của Minsheng Trust cũng là hợp kim đồng.
Nhà chức trách đã bắt đầu điều tra về vụ gian lận. Trong khi đó, chủ tịch Kingold, ông Jia Zihong đã phủ nhận rằng công ty cầm cố vàng giả với những người cho vay Trung Quốc.
Theo Kinh tế thương mại, Trung Quốc đứng thứ sáu về tổng trữ lượng vàng với tổng trữ lượng 1.948,30 tấn tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2020. Hoa Kỳ dẫn đầu danh sách quốc gia với tổng trữ lượng vàng là 8.134 tấn, tiếp theo là Đức và Ý với 3.364 tấn và 2.452 tấn, tương ứng. Ấn Độ cũng đã lọt vào danh sách mười quốc gia hàng đầu với trữ lượng vàng 642 tấn, cao thứ chín trên thế giới.