Quyết định của Điện Kremlin cung cấp cho Belarus khả năng răn đe hạt nhân khiến chính quyền Joe Biden và cả cơ quan đầu não của NATO/EU ở Brussel phải giật mình lo lắng. 

Bối cảnh quyết định chuyến đi khẩn cấp tới thủ đô Washington hôm thứ Tư (ngày 21/12) của Tổng thống Zelensky có khả năng bắt nguồn từ chuyến đi trước đó 2 ngày của Tổng thống Putin tới thủ đô Minsk của Belarus vào hôm thứ Hai (ngày 19/12) đã làm rung chuyển địa chính trị của an ninh châu Âu. 

Quyết định của Điện Kremlin cung cấp cho Belarus khả năng răn đe hạt nhân khiến chính quyền Joe Biden và cả cơ quan đầu não của NATO/EU ở Brussel phải giật mình lo lắng. 

Belarus đã có bức tường lửa cần thiết để tiếp tục hỗ trợ hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. “Chiếc ô hạt nhân” này cũng là mục đích sống còn đối với Moscow, bởi Belarus sẽ trở thành vị trí địa chính trị cung cấp chiều sâu chiến lược cần thiết cho giai đoạn tiếp theo của Nga ở Ukraine.

Việc Tổng thống Putin xác nhận cùng với Belarus về việc huấn luyện phi công quân đội Belarus “có thể sử dụng đạn mang đầu đạn đặc biệt” là một tin gây chấn động với NATO. 

Sự kiện này đã đặt dấu chấm hết cho giấc mơ của NATO nhằm chặt đứt Hành lang Suwalki nối căn cứ hạt nhân khổng lồ Kaliningrad trên Biển Baltic khỏi Belarus và lãnh thổ Nga.  

Thật vậy, lịch sử hậu Chiến tranh Lạnh đang thay đổi tiến trình trên lục địa Á-Âu. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, khi các vùng biên giới của châu Âu được vẽ lại, Liên Xô đã giành quyền kiểm soát cảng Konigsberg của Đức và khu vực nội địa của cảng này, đồng thời đổi tên thành Kaliningrad. 

Điều đó đã mang lại cho Liên Xô một hải cảng quanh năm không có băng giá và sự hiện diện hải quân nằm sâu trong vùng biển châu Âu. Vào thời điểm đó, Litva, giáp với Kaliningrad về phía Bắc, là một phần của Liên Xô. Ba Lan, ở phía Nam, cũng nằm trong quỹ đạo của Liên Xô.

Sau khi Liên Xô tan rã, cả 2 quốc gia này đã lần lượt gia nhập EU và NATO. Điều đó khiến phần lãnh thổ hải ngoại của Nga hiện nay là Kaliningrad đã bị mắc kẹt giữa các quốc gia NATO. Tuy nhiên, Kaliningrad vẫn được kết nối với Belarus – một đồng minh thân thiết của Nga thông qua Hành lang Suwalki.

Hành lang Suwalki dài chưa tới 100km chạy dọc theo biên giới Ba Lan – Lithuania, nối vùng lãnh thổ hải ngoại Kalingingrad của Nga với Belarus. Nơi đây đã trở thành mối quan ngại sâu sắc của các lãnh đạo quân sự phương Tây trong trường hợp xảy ra xung đột Nga-NATO.

 Khu vực này từ lâu được xem là “gót chân Achilles” trong hệ thống phòng thủ phía Đông của NATO bởi Nga có thể chiếm giữ một cách dễ dàng bằng cách tiến hành cuộc tấn công gọng kìm xuất phát từ vùng Kaliningrad ở phía Tây Bắc và từ quốc gia đồng minh Belarus ở phía Đông Nam. Một cuộc tấn công như vậy sẽ cô lập 3 quốc gia Baltic (Litva, Latvia và Estonia) với phần còn lại của NATO và EU.

Thời điểm này, ngày càng có nhiều lo ngại về một cuộc chiến giành quyền kiểm soát Hành lang Suwalki có thể xảy ra, đặc biệt sau khi Litva – một thành viên của NATO thực hiện lệnh cấm vận chuyển hàng hóa của Nga qua lãnh thổ nước này đến Kaliningrad.

Nếu Nga chiếm được Hành lang Suwalki thì đây sẽ là đòn giáng mạnh đối với NATO. Trong cuộc xung đột với Ukraine, Nga đã thành công trong việc kiểm soát một con đường bộ kết nối Bán đảo Crimea tới Donbass. Tương tự, việc nắm giữ Hành lang Suwalki cũng sẽ giúp Moscow có được tuyến đường bộ nối liền với Kaliningrad.

Việc Mỹ đáp ứng lời kêu gọi của Tổng thống Zelensky cung cấp hệ thống tên lửa Patriot đã được Điện Kremlin lập tức phát đi tín hiệu rằng, việc Mỹ và Anh trang bị vũ khí cho Ukraine một cách đều đặn và lén lút nhằm tấn công sâu vào lãnh thổ Nga sẽ không phải là không có câu trả lời. 

Trên thực tế, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã xác nhận rằng các hệ thống tên lửa S-400 và Iskander do Nga cung cấp đã được triển khai trực chiến. 

Iskander là một hệ thống tên lửa đạn đạo di động độc đáo với khả năng tấn công chính xác hiện đại, tầm bắn 500 km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Nó được chế tạo trên cơ sở công nghệ “tàng hình” độc đáo của riêng người Nga, đó là công nghệ tàng hình plasma, có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn chiến trường trong thời gian rất ngắn.

Ở cấp độ chiến lược, hệ thống Iskander sẽ là lá bài quan trọng của Nga để răn đe bất cứ nỗ lực leo thang của Mỹ và NATO để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Rõ ràng là Nga đang chuẩn bị cho mọi tình huống. 

Mặt khác, Tổng thống Biden đang ở giai đoạn hùng biện tốt nhất của mình, với Tổng thống Zelensky ở bên cạnh ông tại Nhà Trắng, đã lặp đi lặp lại câu chuyện chiến thắng của Ukraine và rằng Mỹ sẽ hỗ trợ Ukraine “cho đến chừng nào còn có thể.” 

Tuy nhiên, thực tế mới là sự thật và những lời hùng biện hiếm khi chuyển thành hiện thực trong chính trị. Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng trong khi xác nhận hôm 20/12 tên lửa Patriot đang trên đường đến Ukraine, đã nhấn mạnh rằng sẽ phải mất vài tháng trước khi tên lửa Patriot đến Ukraine, cùng với “vài tháng” cần thiết để huấn luyện. 

Quan chức này nói rằng Lầu Năm Góc “sẽ đào tạo người Ukraine ở nước thứ ba để vận hành hệ thống đó…, không phải là nhân viên Mỹ đang làm điều đó…và [chúng tôi] không tìm cách tham gia vào một cuộc chiến tranh trực tiếp với Nga”. 

Tất nhiên, đây chỉ là một nỗ lực của Nhà trắng để giảm bớt sự căng thẳng khi Nga đã cảnh báo rằng, các nhân viên Mỹ và NATO điều hành hệ thống Patriot tại Ukraine, sẽ trở thành mục tiêu công bằng của người Nga.

Có thể bạn quan tâm: