Nam thanh niên nghịch ngợm ghẹo con cá sấu thì bị nó ‘đánh yêu’ cho một cái.

Sau khi xem video, nhiều độc giả đã để lại bình luận trước khoảnh khắc “khó tin” này:

“Tính ra cá sấu không phải xấu mà là ta chưa biết cách tương tác với nó thôi”

“Người ta đang mơ đẹp tự nhiên làm phiền, đánh cho cái nè”

“Không phải chỗ đấy, gãi chỗ khác cơ, đánh cái cho nhớ”

“Cái gì nhột thế nhỉ?”

“Còn gì lại dám đậu lên chọc ta à, đi chỗ khác chơi”

Mời quý độc giả xem video:

Có thể bạn chưa biết: Cá sấu cũng biết ‘nhột’

Các nhà khoa học đã khảo sát những nốt lồi là cơ quan nhạy cảm ở da (ISO) của cá sấu, sau đó nêu lên các giả thuyết khác nhau về chức năng của chúng như nguồn để tiết chất dầu; phát hiện điện trường, từ trường, độ mặn của nước; cũng như phát hiện áp lực và độ dao động bên ngoài.

Lần này, nhóm nghiên cứu khảo sát chi tiết về ISO và những kết nối thần kinh ở não, phát hiện tập hợp khác nhau của những “thụ thể cơ học” – tế bào thần kinh phản ứng với áp lực và dao động.

cá sấu
Cá sấu có xúc cảm đặc biệt nhờ vào những nốt lồi trên da (ảnh minh hoạ dẫn từ pixabay).

Kết quả cho thấy, cá sấu có thể cảm nhận được dao động chỉ ở tần số từ 20 – 35 herzt, bằng với dao động gợn sóng lăn tăn của nước.

Những phân tích này khiến các nhà khoa học cho rằng xúc giác của cá sấu đặc biệt nhạy cảm, cho phép chúng săn mồi bằng gợn sóng do con mồi đang bơi tạo ra. Những ISO quanh hàm và mặt giúp chúng đớp con mồi cực nhanh.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of Experimental Biology được báo Người Lao Động đăng tải.

Mời quý độc giả xem thêm video: