Sau khi nước cạn, hàng trăm con cá rô chen nhau dưới lớp bùn.

Sau khi đoạn video đăng tải lên báo VnExpress, nhiều độc giả đã để lại bình luận nhớ về tuổi thơ đi bắt cá rô ở đồng ruộng:

“Ôi, xem video tuổi thơ mang bì ra đồng bắt cá mùa hè chói chang, những vũng nước cạn dần, để lại đống cá lóc, cá rô…. như video trên. Tôi hồi đó rất muốn bắt cá nhưng lại sợ rắn, sợ đỉa, cuối cùng tôi lấy một cành khô trên đồng quơ qua quơ lại cho rắn bò đi, lúc này mới dám vũng bùn bắt cá. Nhớ, giờ gần 40 tuổi thỉnh thoảng vẫn nằm mơ mang bì ra đồng bắt cá như hồi nhỏ”.

“Ngày nhỏ đi chăn trâu, trưa không về nhà ăn trưa mà xuống ruộng tát cá nướng ăn thay bữa, ấy vậy mà vui vẻ. Giờ về quê tìm lại cảm giác ăn miếng cá rô đồng nướng rơm, béo ngậy thì không còn nữa”.

“Nhớ khi xưa làm ruộng mỗi lần đi bắt cá rô thì không bao giờ bắt được hết, bắt là phải lấy thúng đựng, đợt cắt lúa xong nước không lại hết mới mong bắt hết được”.

“Xem lại nhớ ký ức tuổi thơ những ngày bắt cá trên đồng”.

“Đợt nước mặn vừa rồi mình cũng hốt được môt ổ như vậy, mừng muốn xỉu, nhưng bị anh hai bắt đem ra sông thả và nói ‘đưa nó về nhà đi để nó nuôi con, nếu không con nó nhớ nó rồi sao'”.

Mời quý độc giả xem video:

Một số đặc điểm cá rô đồng có thể bạn chưa biết

Theo Wikipedia, cá rô đồng (hay đơn giản là cá rô) là một loài cá thuộc họ cá rô đồng sống ở môi trường nước ngọt và nước lợ. Chúng có thịt béo, thơm, dai, ngon, có giá trị thương phẩm cao tuy rằng hơi nhiều xương. Kích thước cực đại của chúng có thể tới 250 mm.

Cá rô có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Các gờ của vảy và vây có màu sáng. Nắp mang cá có hình răng cưa.

Chúng có một cơ quan hô hấp đặc biệt dưới mang là mang phụ, cho phép chúng có thể hấp thụ được oxy trong không khí.

Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm. Trên hai hàm còn có răng nhỏ nhọn: Hàm răng ở giữa to hơn hai bên và răng có trên xương lá mía.