Chính quyền bang Kentucky, Mỹ dùng thuyền tạo dòng điện dưới nước, khiến cá bị choáng để bắt.

Báo VnExpress cho biết, sốc điện là biện pháp phổ biến để đếm số lượng hoặc gắn thẻ theo dõi cho cá, theo Sở Tài nguyên Sinh vật hoang dã và Cá Kentucky. Cá sẽ không chết mà chỉ choáng tạm thời và bị bắt lên.

“Việc này nhằm giúp mọi người nắm được có bao nhiêu cá dưới đập. Chúng tôi thu gom và cố gắng phân phối chúng cho những người mua”, Ron Brooks tại Sở Tài nguyên Sinh vật hoang dã và Cá Kentucky cho biết.

Cá mè có thể bán làm thực phẩm cho con người hoặc dùng làm mồi câu, phân bón.

Mời quý độc giả xem video:

Người Mỹ ‘đau đầu’ vì vấn nạn cá mè châu Á

Theo báo Dân Trí, sự “xâm lấn” của cá mè châu Á vào hệ thống kênh, rạch, sông hồ là vấn đề khiến người Mỹ “đau đầu” trong nhiều năm qua. Loài cá này sinh sản quá nhanh; ăn một lượng lớn sinh vật phù du, gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng.

Chính quyền các địa phương ở Mỹ đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng này. Họ sử dụng thuyền điện để tiếp cận các khu vực đánh bắt cá.

Video: Khoảnh khắc đàn cá mè khổng lồ ào lên mặt nước gây “sốt”
Cá mè sinh sản quá nhanh, ăn một lượng lớn sinh vật phù du, gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng (ảnh chụp màn hình video).

Chích điện cá ở cường độ vừa phải là một chiến thuật phổ biến được các nhà môi trường sử dụng để kiểm đếm quần thể cá trong nước. Cơ quan quản lý bang Kentucky khẳng định; sốc điện không giết chết con cá mà nó chỉ gây “sốc” tạm thời cho chúng.

Việc chích điện cho thấy số lượng cá ở các kênh, rạch, sông, hồ ở Kentucky còn khá nhiều; và chính quyền bang dự kiến ​​sẽ vớt số cá này để bán cho những ai muốn mua.

Cá mè châu Á có thể được chế biến thành phân bón, mồi câu cá hoặc làm thức ăn cho người.