Trung Quốc công bố thành lập hai huyện đảo trên Biển Đông, để kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Huyện Nam Sa có cơ quan hành chính đặt trên Đá Chữ Thập trong Quần đảo Trường Sa, còn huyện Tây Sa đặt trụ sở hành chính tại đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa.

Hôm 18/04/2020 truyền hình Trung Quốc đưa tin Quốc vụ viện Trung Quốc mới thông qua “việc lập hai đơn vị hành chính quan trọng, mang tính lịch sử, huyện Nam Sa và Tây Sa.
Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng chưa bao giờ kiện Trung Quốc trước một tòa án quốc tế. Gần đây nhất ngày 30/3 Việt Nam đã dũng cảm gởi công hàm tới Ủy ban ranh giới thềm lục địa, một uỷ ban nhỏ thuộc Liên Hiệp Quốc (LHQ). Ngày 07/04 báo giới đồng loạt đưa tin Việt Nam gửi công hàm tới LHQ gieo hy vọng Việt Nam sẽ có lựa chọn pháp lý.
Năm 1974, Trung Quốc đã chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa (Bắc Kinh gọi là Tây Sa), trong đó bao gồm đảo Phú Lâm, nơi nay đặt trụ sở của huyện đảo Tây Sa.
Chữ Thập là một trong 7 thực thể tại Trường Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đóng, kiểm soát từ năm 1988 và cải tạo bất hợp pháp thành đảo nhân tạo.

Gửi thông điệp mạnh

Hàng loạt hoạt động của Trung Quốc ở khu vực trong đó có tiến hành tập trận trên Biển Đông, tăng cường hiện diện ở Biển Hoa Đông gần Nhật Bản hay ở khu vực eo biển Đài Loan là một phép thử phản ứng của Bắc Kinh.
Tập trận ở Biển Đông là thông điệp mạnh về năng lực quân sự, quốc phòng đối với các nước có tranh chấp.
Đồng thời cũng cảnh báo lớn và trực tiếp đối với Đài Loan và cả với Nhật Bản.
Chiến thuật của Trung Quốc là mềm nắn, rắn buông và lơi dụng thời cơ. Viêc quốc tế và các nước lân cận đang lúng túng đối phó dịch cúm virus Vũ Hán trong khi mối đe dọa dịch cúm giảm đi ở Trung Quốc, cùng cơ hội tầu sân bay của Mỹ bi tê liệt vì virus Vũ Hán và việc cách chức vội vã tư lệnh hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt gây bất mãn trong hải quân Mỹ.

Mời quý vị nghe thông tin chi tiết:

videoinfo__video.tin360.tv||310bf4124__

Ad will display in 09 seconds

Mỹ lên án hành động “ác bá” của Trung Quốc

Giữa lúc tình hình Biển Đông liên tục có những diễn biến căng thẳng trong suốt mấy tuần qua thì việc tuyên bố thành lập hai huyện đảo thể hiện rõ dã tâm của Trung Quốc.
Cùng ngày 18/4, Hoa Kỳ tuyên bố Trung Quốc hãy chấm dứt “thái độ bắt nạt” tại Biển Đông, và nêu quan ngại về “các hành động khiêu khích” nhắm vào hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi ở vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và Malaysia.
Trong email của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, phúc đáp các câu hỏi về sự hiện diện của Hải Dương Địa Chất 8 tại vùng biển của Malaysia có đoạn viết: “Mỹ quan ngại về các báo cáo nói Trung Quốc liên tục có các hành động khiêu khích nhắm vào hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi của các quốc gia khác,”
Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã lợi dụng việc thế giới đang chú tâm phòng chống đại dịch để tạo thanh thế tại Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang tiến hành các hoạt động bình thường, và cáo buộc Hoa Kỳ bôi nhọ Bắc Kinh.
GS. Ngô Vĩnh Long một sử gia có tiếng chia sẻ với BBC rằng: “Trung Quốc sẽ không leo thang đến nỗi có xung đột trên Biển Đông nếu một số nước có thái độ cứng rắn hơn như những phản ứng vừa qua của Philippines, Indonesia, và Malaysia… Việt Nam, đặc biệt là đang có vai trò quan trọng hơn trong ASEAN vài tại Liên Hiệp Quốc, nên cố gắng hơn trong các hoạt động đưa Trung Quốc ra trước toà án công luận quốc tế.
Hoa Kỳ và các cường quốc khác sẽ bắt buộc có những động thái đáng kể hơn hiện nay khi có áp lực quốc tế và khi dân chúng họ hiểu là an ninh của nước họ cần có sự ủng hộ của nhân dân thế giới.