Nhiều người nghĩ rằng tiếng chó sủa chỉ đơn thuần là những tiếng động khó chịu. Tuy nhiên, chó sủa nhiều có mục đích riêng của chúng.

Video chú chó sủa như niềm đam mê ‘mọi lúc mọi nơi’

Nguồn video: VnExpress.

Góc bình luận: Chú chó sủa như tăng động

Bình luận của người xem video:

– Thú vui của em ấy thật là dân dã mà.

– Kiểu body đẹp mà không ai chịu ngắm nên gây sự chú ý đó mà, phải nói là dáng đẹp lông đẹp.

– Oh thế này thì gây ồn lắm

Tiếng sủa là ngôn ngữ đặc biệt của loài chó

Bất kỳ ai nghe thấy tiếng chó sủa đều có chung một câu hỏi: “Chuyện gì đang xảy ra vậy”. Chó sủa nhiều, ồn ào, làm phiền người khác chỉ nhằm mục đích thu hút sự chú ý. Người ta coi tiếng chó sủa là ngôn ngữ cơ thể của loài chúng. Đây là những thông điệp của khứu giác.

Nhiều người nghĩ rằng tiếng chó sủa chỉ đơn thuần là những tiếng động khó chịu. Tuy nhiên, tiếng sủa nhiều có mục đích riêng của chúng. Đây là một hình thức giao tiếp đặc biệt.

Ý nghĩa tiếng chó sủa

Nó giống như ngôn ngữ của con người. Chúng sử dụng âm thanh đó để thể hiện cảm xúc, mong muốn và gây sự chú ý. Chúng có xu hướng sủa to hơn và lâu hơn nếu chủ nhân không nhận được thông điệp mà chúng gửi đi. Tiếng sủa dữ dội và dai dẳng là một cảnh báo chúng ta không nên bỏ qua. Chó có bản năng cảnh báo chủ nhân khi chúng cảm thấy không an toàn và bị đe dọa. Khi thấy chúng sủa nhiều, bạn hãy nghĩ đến trường hợp xấu nhất và tìm cách đề phòng.

Video: Chó sủa như niềm đam mê 'mọi lúc mọi nơi'
Hình thức giao tiếp đặc biệt của loài chó là tiếng sủa của chúng (ảnh: internet).

Sủa cũng là một cách để thu hút sự chú ý của chủ nhân. Sủa khi nhìn chủ nhân, khi chủ đang ăn, hoặc khi đứng gần cửa. Tất cả những hành động này chỉ để thu hút sự chú ý, để cho bạn biết chúng muốn làm điều gì đó. Gây chú ý thường bắt đầu bằng việc chúng cố gắng xoa đầu, chạm vào bạn. Sau đó là tiếng chúng rên rỉ và cuối cùng là sủa dữ dội.

Chó sủa nhiều để bảo vệ đồ của mình hoặc chúng bị đau

Tổ tiên của chó nhà là động vật bầy đàn nên bản năng của chúng là canh giữ tất cả các thành viên trong đàn của chúng. Nó bao gồm các thành viên gia đình của chủ, các vật nuôi khác và chủ sở hữu của chúng. Hành động này có thể là để bảo vệ bất cứ thứ gì mà chúng cho là quan trọng. Chúng sẽ sủa khi chúng cảm thấy thực sự bối rối và lo lắng.

Đối với những con chó sủa nhiều do bị đau, phản ứng phổ biến là rên rỉ, thút thít hoặc gầm gừ nếu chúng cảm thấy không khỏe. Nếu chúng bắt đầu sủa nhiều và kèm theo một số triệu chứng bất thường thì bạn nên chú ý theo dõi. Nhiều chú chó mắc bệnh liên quan đến hệ thần kinh, gây tổn thương não nên cứ sủa. Không nên bỏ qua vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.

Ra ngoài ban đêm dẫu chẳng làm điều ác cũng không thể cấm chó sủa

Trước đây, người phải đi ra ngoài lúc nửa đêm thường rơi vào hai trường hợp: Một là có việc khẩn cấp và bất đắc dĩ, hai là trộm cắp, côn đồ. Mặc dù là người đường đường chính chính không làm chuyện xấu, nhưng đi ngoài đường ban đêm khó tránh khỏi tai tiếng, không tránh khỏi tiếng chó sủa bậy.

Cũng giống như việc người ta có thể quang minh chính đại nhưng không ngăn được những lời thị phi, lời phàn nàn của thiên hạ. Do đó, đừng để trong tâm, đừng nghe những lời thị phi ấy. Miệng lưỡi của thế giới về cơ bản là không thể ngăn được.

Tú Vi, một nhà thơ thời Minh đã từng nói: “Trên đời việc gì cung không thể cưỡng cầu, chuyện gì cũng có thể buông xuống được, nhàn hạ cũng có thú vui. Tình người có muôn hình vạn trạng, nên thế này, thế kia, cứ giữ lấy tâm hồn thoải mái là được”.