Dưới đây là các tin thế giới nổi bật sáng thứ Ba ngày 8/12/2020:

Tổng thống Trump: Thống đốc Georgia đang che giấu điều gì?

Tổng thống Donald Trump chất vấn Thống đốc Georgia đang che giấu điều gì; khi không cho xác minh các chữ ký bầu cử tại tiểu bang này.

Ông Trump viết trên Twitter hôm 7/12: “Thống đốc Georgia thuộc đảng Cộng hòa từ chối không cho xác minh chữ ký; mà điều này sẽ đem lại chiến thắng dễ dàng cho chúng ta. Gã này bị làm sao vậy? Ông ta đang giấu diếm điều gì?”

Có dấu hiệu cho thấy khả năng gian lận quy mô lớn đã diễn ra ở Georgia. Video bằng chứng cho thấy các nhân viên bầu cử tại Georgia yêu cầu những người quan sát rời khỏi phòng, sau đó lôi ra nhiều vali phiếu giấu dưới gầm bàn và tiếp tục kiểm phiếu.

Mỹ chính thức trừng phạt 14 quan chức Trung Quốc đàn áp Hồng Kông

Chính quyền Trump hôm 7/12 đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với 14 quan chức Trung Quốc liên quan đến việc đàn áp Hồng Kông, theo CNA.

Những quan chức này bao gồm các phó chủ tịch của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Đây chính là cơ quan đã thông qua luật anh ninh quốc gia Hồng Kông vào nửa đêm 30/6; chỉ 1 tiếng trước khi bước sang ngày 1/7 – tròn kỷ niệm 23 năm Anh Quốc bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc.

Cựu thống đốc Hồng Kông phiền não về Trung Quốc

Thống đốc người Anh cuối cùng của Hồng Kông, ông Chris Patten, cho biết ông “vô cùng phiền não” về việc Bắc Kinh đàn áp Hồng Kông trong năm nay, theo The Guardian.

Ông Chris Patten, cựu Thống đốc Hồng Kông, Trung Quốc
Ông Chris Patten, cựu Thống đốc Hồng Kông, Trung Quốc (ảnh: Wikimedia Commons).

Anh Quốc bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997; với hi vọng ngọn đèn dân chủ ở thành phố này sẽ khai sáng đại lục; và ĐCSTQ sẽ tiến tới mở rộng tự do chính trị.

Nhưng điều này đã không trở thành sự thực. Thông qua luật an ninh, Bắc Kinh đã vi phạm lời hứa về việc cho phép Hồng Kông được hưởng các quyền tự do trong vòng 50 kể từ ngày bàn giao.

Cựu thống đốc Hồng Kông: Trung Quốc trị Australia để “dằn mặt” các nước khác

Cựu thống đốc Patten cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc “đang cố gắng hạ gục Australia” bằng các hành động thương mại để “dằn mặt” các nước khác, theo The Guardian.

Bắc Kinh áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại đối với hàng hóa Úc, sau khi Canberra kêu gọi điều tra quốc tế về nguồn gốc dịch COVID-19.

“Tôi nghĩ những gì đã xảy ra với Australia là một lý lẽ mạnh mẽ cho tất cả chúng ta về sự chuyển biến rằng phải phối hợp để thật sự lên án Trung Quốc và chống lại Trung Quốc”, ông Patten nói với The Guardian.

Cảnh sát Hồng Kông trấn áp người biểu tình hôm 2/11/2019 (ảnh: Flickr).
Cảnh sát Hồng Kông trấn áp người biểu tình hôm 2/11/2019 (ảnh: Flickr).

“Tất nhiên, chúng ta không muốn chiến tranh lạnh với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc đang chống lại chúng ta. Trung Quốc ghét hệ thống giá trị của chúng ta. Vấn đề đặt ra là liệu chúng ta có thực sự đứng lên ủng hộ loại xã hội mà chúng ta đang có; hay chúng ta để Trung Quốc phá hoại nó?”.

Châu Âu thông qua lệnh trừng phạt vi phạm nhân quyền

RFE đưa tin, các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) hôm 7/12 đã thông qua dự thảo về thỏa thuận trừng phạt các chế độ phi phạm nhân quyền.

Thỏa thuận này dự kiến sẽ chính thức có hiệu lực từ Ngày Nhân quyền 10/12; trong đó cho phép khối 27 quốc gia châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới.

Theo thông cáo báo chí của EU, các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng là cấm nhập cảnh, đóng băng tài sản của các cá nhân và tổ chức có liên quan.

Mỹ lên án cuộc bầu cử gian lận ở Venezuela

Chính quyền Trump hôm 7/12 đã chỉ trích gay gắt cuộc bầu cử lập pháp ở Venezuela. Cuộc bầu cử bị tố cáo là gian lận, nhằm giúp nhà lãnh đạo Nicolas Maduro thâu tóm toàn bộ quyền kiểm soát đối với Venezuela.

Những người trong đảng của Maduro tuyên bố chiến thắng với 67% phiếu bầu trong cuộc bầu cử quốc hội. Lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido gọi đây là cuộc bầu cử gian lận.

Theo AA, Ngoại trưởng Mike Pompeo gọi đây là một “trò hề chính trị nhằm giả dạng các cuộc bầu cử lập pháp”.