Trong nỗ lực làm giảm tác động của các hạn chế quốc tế đối với việc bán dầu của mình, Nga đã bí mật tập hợp một “hạm đội ngầm” gồm hơn 100 tàu chở dầu. 

Các biện pháp trừng phạt năng lượng của phương Tây đối với Nga càng giúp Moscow nhanh chóng mở rộng thị trường bên ngoài châu Âu, đặc biệt với hai đối tác lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. 

Trong đó, Nga đã sử dụng một tuyến đường cực kỳ hiệu quả và được mệnh danh là ‘Con đường Tơ lụa Bắc Cực’, có thể cách mạng hóa dòng chảy thương mại năng lượng từ Nga sang châu Á. 

Với con đường Tơ lụa Bắc cực này, tờ Bloomberg cho biết: “Hành trình này là con đường ngắn nhất giữa châu Âu và Đông Á, chỉ mất một nửa thời gian để đến Trung Quốc từ các cảng Baltic của Nga so với tuyến đường thông thường qua kênh đào Suez”. 

Không chỉ thiết kế là các chuyến hải trình chở dầu đầy hiệu quả, và trong nỗ lực làm giảm tác động của các hạn chế quốc tế đối với việc bán dầu của mình, Nga đã bí mật tập hợp một “hạm đội ngầm” gồm hơn 100 tàu chở dầu. 

Tờ Financial Times hôm 3/12 cho biết: 

“Việc mua tàu chở dầu chủ yếu ẩn danh có thể được theo dõi bởi sự gia tăng lớn về số lượng người mua mới hoặc người mua mới xuất hiện trong danh sách các cơ quan đăng ký. Anoop Singh, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tàu chở dầu tại Braemar cho biết, các tàu này thường có tuổi đời từ 12-15 năm và dự kiến ​​sẽ bị loại bỏ trong vài năm tới”. 

Có thể thấy thị trường mua bán tàu cũ bỗng nhiên nhộn nhịp bất thường. Có điều gì kỳ lạ ẩn sau hiện tượng này? 

Chuyên gia Craig Kennedy tại Trung tâm Davis của Harvard và Nghiên cứu Á-Âu giải thích như sau: “Chúng tôi đã chứng kiến ​​khá nhiều giao dịch bán (tàu cũ) cho những người mua ẩn danh trong những tháng gần đây, và vài tuần sau khi giao dịch, nhiều tàu chở dầu này đã xuất hiện ở Nga để nhận lô dầu thô đầu tiên của họ”, theo Businessinsider.

Rystad Energy, một công ty tư vấn năng lượng, cho biết Nga đã tích lũy thêm 103 tàu chở dầu để bổ sung vào đội tàu của mình trong năm nay. Thông tin này được đưa ra chỉ trước thời điểm lệnh áp giá trần dầu Nga có hiệu lực đúng 2 ngày. 

Với đội tàu cũ được mua lại với giá cực rẻ này, người Nga đang tìm cách tăng cường xuất khẩu dầu sang Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác đã tăng cường mua năng lượng của Nga.

Theo phân tích của Braemar, các nhà khai thác Nga dường như đã có được: 29 tàu chở dầu thô cực lớn (VLCC), có thể chuyên chở hơn 2 triệu thùng mỗi chiếc; 31 tàu chở dầu cỡ Suezmax, chở khoảng 1 triệu thùng; 49 tàu chở dầu Aframax, với sức chứa 700.000 thùng.  

Cơn sốt mua tàu chở dầu của Nga có lẽ vẫn chưa kết thúc, vì như chuyên gia phân tích Viktor Kurilov cho biết, “Nga cần hơn 240 tàu chở dầu để duy trì hoạt động xuất khẩu hiện tại”.

Có thể nói chính quyền Tổng thống Putin đang một mình đối phó lại với tập thể phương Tây đang tìm mọi cách để làm suy yếu nước Nga. Ngược lại người Nga cũng đang tìm mọi cách linh hoạt nhất có thể để chống lại các mối đe dọa và các lệnh trừng phạt vô cớ từ Mỹ, NATO và EU.

Nói chính xác hơn cuộc chiến tại Ukraine là cuộc chiến giành quyền kiểm soát bá quyền giữa một bên là Mỹ và bên kia là Nga trong việc đưa thế giới từ đơn cực trở thành đa cực. Nó đang được tiến hành trên cả hai mặt trận: Quân sự và Tài chính.

Có thể bạn quan tâm: