Ngân hàng Thế giới: Covid-19 có thể khiến 60 triệu người sẽ rơi vào ngưỡng cực nghèo
Theo thông cáo báo chí từ Ngân hàng thế giới (World Bank) ước tính khoảng 60 triệu người có thể rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực do đại dịch Covid-19.
- Điểm tin kinh tế từ 18 – 19/5: Hàng không quốc gia Thái nộp đơn xin phá sản; Đâu là bến đỗ mới của Apple?
- Kinh tế Nhật Bản suy thoái kỷ lục vì dịch Covid-19
- Mỹ ủng hộ chính sách ‘rời’ Trung Quốc của Nhật Bản vì an ninh kinh tế
Chủ tịch WB, ông David Malpass, cho biết, “Các hoạt động bị ngưng trệ do đại dịch Covid-19, tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và kinh tế cho các nước đang phát triển”. Ngân hàng Thế giới cũng dự báo nên kinh tế thế giới sẽ rơi vào “cuộc suy thoái sâu” với mức suy giảm 5%.
Hiện Ngân hàng Thế giới đang tài trợ cho các chương trình khẩn cấp ở 100 quốc gia chiếm 70% dân số toàn cầu. Chương trình này là một phần của sáng kiến trị giá 160 tỷ USD trong 15 tháng để hỗ trợ các chương trình về kinh tế, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe. Trong đó có 39 quốc gia thuộc tiểu vùng châu Phi, khoảng 1/3 trong số này thuộc khu vực xung đột như Haiti và Afghanistan..
Chủ tịch WB phát rằng: “Để tăng trưởng trở lại, mục tiêu của chúng tôi phải là phản ứng linh hoạt, nhanh chóng nhằm giải quyết tình trạng khẩn cấp về cung cấp tiền mặt, y tế và hỗ trợ cần thiết khác để bảo vệ người nghèo, duy trì khu vực tư nhân và tăng cường khả năng phục hồi kinh tế“.
Brazil là quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh Một đang gia tăng số người nghèo đói cùng cực. Theo số liệu Reuters cho thấy, cuối năm 2019 hơn 13 triệu người Brazil thuộc nhóm cực kỳ nghèo khổ. Tính đến ngày 19/05, số người nhiễm Covid-19 ở Brazil vượt Vương quốc Anh, chỉ đứng sau Nga (299.941) và Hoa Kỳ (1.519.986). Đến sáng ngày 20/5, số ca tử vong vì dịch Covid-19 của Brazil lên tới 17.983 trường hợp. Tổng thống Jair Bolsonaro đã liên tục cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và hiên đang phải đẩy mạnh các biện pháp phong tỏa trở lại.
Không chỉ ở các nước đang phát triển, đại dịch đang tàn phá các nền kinh tế lớn. Trong tháng 4, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng 14,7% tương đương khoảng 20,5 triệu người không có việc làm.
Chủ tịch Ngân hàng thế giới David Malpass cũng chính thức thông báo rằng Nhóm Ngân hàng Thế giới hiện đang tài trợ cho các chương trình khẩn cấp tại 100 quốc gia với dân số chiếm khoảng 70% dân số thế giới. Các chương trình khẩn cấp này được đưa ra nhằm hỗ trợ các quốc giá đối mặt với các cú sốc về sức khỏe, kinh tế và xã hội mà quốc gia đó tuy nhiên chủ yếu sẽ củng cố các hệ thống chăm sóc sức khỏe; và cũng giúp mua sắm thiết bị y tế và vật tư cứu sinh quan trọng.
Ông cũng lưu ý rằng chương trình này cũng khá linh hoạt khi đưa vào cơ chế cho phép các nhà tài trợ khác cùng tham gia mở rộng chương trình, có thể đồng tài trợ, có thể có các nhà tài trợ bổ sung song song với các chương trình này.
Một điểm quan trọng trong phát biểu của ông Malpass là sẽ, có hàng tỷ đô la được Tổ chức tài chính quốc tế IFC và Tổ chức đảm bảo đầu tư đa phương MIGA sẽ cùng giám sát để giúp duy trì khu vực kinh tế tư nhân.
Hai tổ chức này sẽ làm việc để giảm thiểu tham nhũng, đảm bảo yếu tố minh bạch, bởi Ngân hang thế giới cho rằng minh bạch là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra khả năng phục hồi sau khủng hoảng, bao gồm minh bạch về khoản nợ của chính phủ, về đầu tư của chính phủ, về các hợp đồng và chi tiêu và thu thuế. Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phục hồi mạnh mẽ khi giải quyết các vấn đề sau cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19.